TAND huyện Đắk G’Long (Đắk Nông) vừa tuyên án bị cáo Trần Văn Tuân (SN 1974, ngụ P.Nghĩa Trung, TX.Gia Nghĩa) 13 tháng tù về tội “Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản” và “Huỷ hoại rừng”; Phạm Xuân Sáng (SN 1974, ngụ P.Nghĩa Thành, TX.Gia Nghĩa) 9 tháng tù.
TAND huyện Đắk G’Long (Đắk Nông) vừa tuyên án bị cáo Trần Văn Tuân (SN 1974, ngụ P.Nghĩa Trung, TX.Gia Nghĩa) 13 tháng tù về tội “Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản” và “Huỷ hoại rừng”; Phạm Xuân Sáng (SN 1974, ngụ P.Nghĩa Thành, TX.Gia Nghĩa) 9 tháng tù về tội “Huỷ hoại rừng”.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Đắk G'Long, năm 2015, Sáng gặp Tuân và cho biết “sếp” nhờ bán lô đất rẻ và đẹp tại lô 3, khoảnh 1, tiểu khu 1697, xã Đắk Ha, huyện Đắk G'Long. Sáng nói nếu Tuân mua thì ông sẽ đứng tên mua giúp. Tuy nhiên, Tuân nói mình không đủ tiền nên không mua. Sau đó, Sáng nói với vợ chồng Tuân cố gắng mua lô đất trên vì nơi đây có tương lai. Nếu Tuân không tin tưởng thì Sáng sẽ chung tiền mua, mỗi người một nửa. Sáng đề nghị vợ chồng Tuân thế chấp sổ đỏ cho mình vay lại để mua mảnh đất trên. Nghe vậy, Tuân đồng ý và vay mượn tiền đưa cho Sáng tổng cộng 161 triệu đồng.
Sau đó, Tuân và Sáng thuê 5 người chặt phá rừng gồm: Nguyễn Văn Dậu (SN 1969), Bùi Thị Hà (SN 1980) và 3 người khác là Viện, Công, Khuyên. Trong khoảng 2 tháng, Tuân cùng những người trên dùng dao phát để chặt những cây gỗ từ 10 cm trở xuống, rồi gom lại thành đống để đốt thì cháy lan sang những cây gỗ có đường kính 10 cm trở lên. Tổng diện tích rừng bị hủy hoại được cơ quan chức năng xác định là 8.404m2 rừng, thiệt hại 97% với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.
Thời gian này, thấy lực lượng Kiểm lâm huyện thường xuyên tuần tra, Tuân sợ bị xử lý nên đòi lại số tiền đã đưa cho Sáng. Cuối tháng 5/2016, Sáng trả lại cho Tuân 100 triệu đồng.
Các luật tham gia bào chữa cho bị cáo Sáng cho biết, chứng cứ buộc tội "Huỷ hoại rừng" đối với bị cáo Sáng chỉ dựa vào lời khai đều không đồng nhất. Do vậy, sẽ kháng cáo bản án.
Trước đó, Phạm Xuân Sáng, khi còn là thiếu tá, Đội trưởng Đội An ninh Nông thôn, nguyên Đội trưởng Đội chống khủng bố - Công an tỉnh Đắk Nông, đã làm đơn tố cáo một số cán bộ chủ chốt của tỉnh này vì có những hành vi tiêu cực trong điều động, bổ nhiệm cán bộ… công tác quản lý và bảo vệ rừng./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.