Sau thời gian nghị án, sáng nay (22/1), HĐXX đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên VPN Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm về tội Cố ý làm trái, chung thân về Tội tham ô. Tổng hình phạt là chung thân.
HĐXX xác định, các tài liệu và lời khai của các bị cáo cho thấy bị cáo Đinh La Thăng biết rõ điều kiện, năng lực của PVC đang rất khó khăn nhưng bị cáo vẫn yêu cầu và chỉ định cho PVC làm tổng thầu thực hiện dự án Thái Bình 2 là vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế. Hành vi của bị cáo thoả mãn đầy đủ của tội Cố ý làm trái chứ không phải tội danh khác như ý kiến của luật sư.
“HĐXX ghi nhận quá trình cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng, xem xét tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình có lý, tính đến cả công và tội nhưng nghiêm khắc cũng là sự cảnh báo cần thiết cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân” – HĐXX nhấn mạnh.
Trước đó, nói lời sau cùng trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân cả nước, xin lỗi các thế hệ công nhân lao động ngành dầu khí, ngành giao thông vận tải và nhân dân TPHCM; đồng thời nói rằng mình còn nợ người dân rất nhiều.
Ông Đinh La Thăng lợi dụng vị trí cao nhất của tập đoàn, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính lớn và chưa có kinh nghiệm thi công các dự án lớn nhưng bị cáo vẫn giao cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Bị cáo chỉ đạo cấp dưới ký kết hợp đồng và hợp đồng chuyển đổi chủ thể. Thông qua việc tạm ứng hợp đồng với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, PVC đã rút tiền để sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho PVN 119 tỉ đồng. Hành vi phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm của người đứng đầu gây sức ép tiến độ cũng như việc thiếu kiểm tra, giám sát, đồng thời cho rằng sau này mới biết hợp đồng 33 là sai. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu thu thập được, biên bản họp và lời khai của bị cáo cho thấy hành vi phạm tội của bị cáo.
Bản luận tội nêu rõ, các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước nhưng đã lợi dụng vị trí đặc thù của tập đoàn để phạm tội. Hậu quả của vụ án là hết sức nghiêm trọng.
Việc đưa vụ án này ra xét xử đã thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng và Nhà nước ta trong việc kiên quyết đấu tranh phòng, chống tệ nạn tham nhũng lãng phí, thực hiện nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tỏ rõ thái độ không khoan nhượng, không có vùng cấm đối với bất kỳ ai dù họ ở cương vị nào; mọi hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi liên quan đến tội phạm tham nhũng đều phải bị xử lý, tài sản tham nhũng phải bị thu hồi, công lý phải được thực thi.
Mức án cụ thể với từng bị cáo:
Tội Cố ý làm trái:
1. Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cấm quản lý các chức vụ về quản lý tài chính, kinh doanh nhà nước 5 năm sau tù.
2. Phùng Đình Thực, nguyên Tổng giám đốc PVN: 9 năm tù.
3. Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVN bị tuyên phạt 9 năm tù.
4. Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN: 9 năm tù.
5. Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN bị tuyên phạt 7 năm tù.
6. Lê Đình Mậu, nguyên Phó Trưởng ban Kế toán và Kiểm toán PVN bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù
7. Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN: 3 năm tù cho hưởng án treo.
8. Trần Văn Nguyên, nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN) bị tuyên phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo.
9. Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVN bị tuyên phạt 6 năm tù.
10. Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN bị tuyên phạt 6 năm tù.
11. Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVN bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù.
12. Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc PVN bị tuyên phạt 17 tháng tù.
Tội tham ô tài sản
13. Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN: 16 năm tù.
14. Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVN bị tuyên phạt 10 năm tù
15. Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVN bị tuyên phạt 10 năm tù.
16. Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty cổ phần miền Trung – Công ty cổ phần Đà Nẵng bị tuyên 8 năm tù.
17. Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo.
18. Nguyễn Đức Hưng, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVN) bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo.
19. Lê Xuân Khánh, nguyên Trưởng phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVN bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo.
20. Nguyễn Lý Hải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVN bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo.
Riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC phạm cả hai tội. Trịnh Xuân Thanh bị tuyên tổng hình phạt Chung thân, còn Vũ Đức Thuận là 22 năm tù.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.