Là đất nông nghiệp được giao cho các hộ sản xuất theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ nhưng UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) lại cho các cá nhân thuê sử dụng sai mục đích sử dụng đất. Từ đó, nhiều nhà hàng quán ăn, sân bóng,… ngang nhiên mọc lên trên đất nông nghiệp.
Nhiều nhà hàng, quán ăn, sân bóng, cây xăng mọc lên trên đường Linh Đường.
Liên quan tới việc nhiều nhà hàng, quán ăn, cây xăng, sân bóng mọc trên đất nông nghiệp dọc đường Linh Đường (thuộc khu dân cư Bằng B), ngày 31/12/2015, UBND phường Hoàng Liệt có báo cáo gửi UBND quận Hoàng Mai về hiện trạng khu chuyển đổi Bằng B. Theo đó, khu chuyển đổi Bằng B là đất nông nghiệp được giao cho các hộ sản xuất theo Nghị định 64.
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Thương mại tổng hợp Hoàng Liệt đã lập dự án chuyển đổi khu Đống Kỳ và Đống Trưa diện tích 5,7ha; xứ đồng Cửa Khâu, Rẻo Cờ, Mả Mét khu Bằng B. Ngày 15/5/2007, UBND quận Hoàng Mai có thông báo cho phép thực hiện cải tạo, tận dụng đất bỏ hoang khu Đống Kỳ và Đống Trưa thành khu nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, cây cảnh kết hợp với dịch vụ sinh thái nông nghiệp.
Tiếp đến, ngày 26/5/2008, UBND quận Hoàng Mai có thông báo cho phép thực hiện bổ sung, cải tạo, tận dụng diện tích đất bỏ hoang để trồng hoa, cây cảnh kết hợp với dịch vụ giải khát và ẩm thực tại khu vực Đống Kỳ và Đống Trưa (Bằng B).
Ngày 19/8/2008, UBND quận Hoàng Mai tiếp tục cho phép thực hiện cải tạo diện tích hoang hóa sang trồng cây hàng năm, duy trì diện tích nuôi cá, nhà tạm và lều câu cá hiện có tại xứ đồng Cửa Khâu, Trũng, Rẻo Cờ, Mả Mét khu vực Bằng B.
Sau đó, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Thương mại tổng hợp Hoàng Liệt đã ký hợp đồng cho 3 người, gồm: ông Nguyễn Đình Ngọc, bà Lê Thị Thanh Thủy, bà Trần Thị Quyên thuê để kinh doanh với diện tích 3,73ha. Sau đó, 3 ông, bà này liên doanh, liên kết với 25 tập thể, cá nhân để kinh doanh.
Theo báo cáo của UBND phường Hoàng Liệt thì hiện nay có 25 tổ chức, cá nhân liên doanh, liên kết để kinh doanh trên đất nông nghiệp.
Như vậy, từ nguồn gốc là đất nông nghiệp, UBND quận Hoàng Mai đã nhiều lần cho cải tạo và cuối cùng vẫn là đất nông nghiệp nhưng hàng chục công trình gồm: nhà hàng, quán ăn sân bóng, bãi đỗ xe, các công ty… được mọc lên nhưng không hề có giấy phép xây dựng, không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đây là lý do giải thích tại sao nhiều nhà hàng, quán ăn, sân bóng, công ty… mọc lên trên đất nông nghiệp đã nhiều năm nhưng không hề bị xử lý. Tuy việc này xảy ra từ các khóa trước nhưng qua đây mới thấy được việc quản lý đất đại tại Hoàng Mai còn nhiều bất cập, cần sớm được xem xét, khắc phục.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.