Thời gian qua, báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh về những sai phạm tại dự án làng nghề Mai Trung. Điều đáng nói là ngay cả cấp tỉnh, sau khi ký hàng loạt quyết định nhưng thì bỏ mặc, thiếu sâu sát chỉ đạo khiến dự án sau gần 10 năm vẫn là bãi đất hoang.
>>> Bài 1: Khuất tất trong Dự án làng nghề Mai Trung
>>> Bài 2: Hàng loạt sai phạm ở Dự án làng nghề Mai Trung
>>> Bài 3: Bí thư Đảng ủy xã sai phạm vẫn ung dung tại vị (?!)
Xét đề nghị của UBND huyện Hiệp Hòa tại Tờ trình số 103/TT-UBND ngày 29/01/2007; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 405/KH-TĐDA ngày 31/01/2007, UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình: Cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa. Giá gói thầu là 242.127.000 đồng từ vốn ngân sách Nhà nước. Hình thức lựa chọn nhà thầu – chỉ định thầu.
Tại điều 3 của quyết định này nêu rõ: “Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND huyện Hiệp Hòa, các ngành liên quan căn cứ quyết định này thi hành”.
Ra hàng loạt quyết định về Dự án làng nghề Mai Trung nhưng Bắc Giang lại chỉ đạo theo kiểu "đem con bỏ chợ" (?!). |
Ngày 01/10/2007, UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật (KTKT) xây dựng công trình cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng gồm các hạng mục được tính trong dự toán: Xây dựng 2 tuyến đường giao thông bên ngoài khu sản xuất, tổng chiều dài 2.174m2; khu mặt bằng sản xuất 30.240m2. Tổng dự toán kinh phí 6,008 tỷ đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ 60% (3,6 tỷ đồng), còn lại cơ sở phải đối ứng 2,4 tỷ đồng.
Đồng thời tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu gói thầu cơ sở hạ tầng dự án làng nghề Mai Trung. Giá gói thầu gần 5 tỷ đồng (4.921.000.000 đồng). Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%; vốn ngân sách huyện, xã và đóng góp của nhân dân 40%.
Tiếp đó, ngày 14/12/2007 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 2172/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp gói thầu cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng, xã Mai Trung. Quyết định đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Bắc Giang và Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn, giá trúng thầu 4.390.900.000 đồng.
Số tiền trên 10 tỷ đồng đã tiêu hết mà dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang (?!) |
Tuy nhiên, sau khi ra hàng loạt quyết định, UBND tỉnh Bắc Giang lại không sâu sát khiến cấp dưới để xảy ra nhiều sai phạm.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Đăng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết: “Tỉnh chỉ đạo về làng nghề, còn công tác giải phóng mặt bằng do huyện, còn dự án có thực hiện hay không thì anh sang Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bên đấy là đầu mối, giám sát dự án. Tôi chỉ nắm công việc chung”.
Tiếp tục gõ cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được ông Hoàng Thế Hưng, Trưởng phòng Kinh tế, chia sẻ: “Dự án này thực hiện lâu lắm rồi, tôi vừa chuyền về đây, có hỏi anh em nhưng không biết ai quản lý”.
“Để tôi cho anh em kiểm tra lại xem hồ sơ còn lưu trữ không. Ngày xưa được biết là cấp tiền hỗ trợ cho dự án này rồi. Làng nghề chắc vẫn hoạt động, còn khu dự án tôi không nắm được”, ông Hưng nói.
Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang cũng cho hay : “Dự án làng nghề Mai Trung chúng tôi chưa nhận được hồ sơ thẩm định giá bồi thường. Còn cơ chế, chính sách phân bổ vốn tín dụng do Sở Kế hoạch và Đầu tư”.
Dư luận xôn xao có hay không "bàn tay" nào nâng đỡ cho sai phạm của ông Nguyễn Văn Ninh và hàng loạt sai phạm ở Dự án làng nghề Mai Trung (?!). |
Vậy kinh phí hỗ trợ 60% của tỉnh ai là người cấp cho cơ sở và đơn vị nào là người giám sát trực tiếp.
Phải chăng, sự lỏng lẻo trong quản lý là một trong những nguyên nhân kéo theo hàng loạt sai phạm mà không ai bị xử lý, thậm chí ông Nguyễn Văn Ninh, Bí thư Đảng ủy xã Mai Trung, vẫn "ung dung tại vị”?.
Dư luận đặt câu hỏi, số tiền hơn 10 tỷ đồng dành cho dự án này đã đi đâu?
Hải Bình
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.