KTNT - Liên quan về việc xử lý vụ phá rừng trái phép ở huyện Ea H’leo mà báo chí phản ánh trong thời gian qua, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk Bùi Hồng Quý, cho biết lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Ea H’leo tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Còn Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk Mai Văn Kiện, cho biết thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện Ea H’leo phối hợp với các đơn vị chức năng huyện Ea H’leo tiến hành khám nghiêm hiện trường vụ phá rừng, đưa các tang vật gồm gỗ, các phương tiện phá rừng, khai thác gỗ, vận chuyển gỗ... về trụ sở Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chư Phả để phục vụ điều tra. Hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để chuyển cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện xử lý.
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo cho biết, Hạt kiểm lâm đã bắt được 3 đối tượng đang vận chuyển gỗ ra bãi tập kết gỗ nêu trên. Ba đối tượng trên khai nhận chỉ là người đi làm thuê và được chủ thuê để khai thác, vận chuyển gỗ. Hiện tại, đoàn liên ngành của huyện đang tiếp tục khám nghiệm hiện trường, đánh giá thiệt hại rừng, thiệt hại môi trường để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện trường bãi gỗ tập kết trái phép
Trước đó, vào ngày 21/11 vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo nhận được tin báo của người dân tại tiểu khu 22, rừng giao cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chư Phả quản lý nằm trên địa bàn xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo có một bãi gỗ tập kết. Hạt Kiểm lâm đã tổ chức lực lượng đi kiểm tra và phát hiện tại lô 3, khoảnh 3, lô 12 khoảnh 4 tiểu khu 22 có một bãi gỗ tập kết. Qua kiểm tra phát hiện hai đầu kéo xe Zang Ma, hai rơ-moóc xe Zang Ma, hai xe cày tay, một xe máy, hai cưa xăng do các đối tượng bỏ lại, gần hiện trường tập kết gỗ có các gốc cây mới chặt hạ, có dấu vết kéo gỗ về tập kết. Hạt đã phối hợp Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chư Phả đo đếm được 126 lóng, hộp gỗ từ nhóm III đến nhóm VII với tổng cộng 45,109m2. Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn ở Đắk Lắk và có dấu hiệu tổ chức, tiếp tay cho việc phá rừng tự nhiên.
“Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn trong khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên. Vì vậy, phải điều tra xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng”, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk Mai Văn Kiện nói./.
Quốc Hùng – Duy Hòa
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.