Liên quan đến việc hàng trăm hecta rừng phòng hộ tại 2 xã Minh Phú, xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) bị “xẻ thịt”, chiếm dụng làm khu sinh thái nghỉ dưỡng, xây dựng homestay..., UBND TP. Hà Nội vừa chỉ đạo thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất tại đây.
Sau khi xem xét báo cáo, kiến nghị của Sở Xây dựng cùng với việc kiểm tra nội dung báo chí phản ánh về vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực xã Minh Phú và xã Minh Trí, ngày 10/10, UBND TP. Hà Nội có Công văn 4983/UBND-ĐT làm rõ vấn đề trên.
UBND TP. Hà Nội cho rằng, những vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại quy hoạch đất rừng phòng hộ nêu trên, đã được Thanh tra Chính phủ (Kết luận số 754/TTCP ngày 17/4), Thanh tra thành phố (Kết luận số 301/BC -TTCP-P3 ngày 12/4/2005) kết luận và kiến nghị xử lý, UBND thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Tuy nhiên, việc xử lý, khắc phục của UBND huyện Sóc Sơn, các sở, ngành rất chậm, chưa triệt để và tiếp tục để xảy ra các vi phạm.
Thành phố giao Thanh tra thành phố tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, tại xã Minh Trí và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn và việc thực hiện các nội dung của kết luận Thanh tra chính phủ, Thanh tra Thành phố, chỉ đạo sau thanh của UBND thành phố để báo cáo UBND thành Phố.
Giao các sở: Nông Nghiệp và PTNT, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, UBND huyện Sóc Sơn, Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra thành phố để thực hiện.
Trong thời gian thanh tra, UBND thành phố yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn, UBND các xã Minh Phú và xã Minh Trí có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ tuyệt đối các đang thi công vi phạm, không để xảy ra sai phạm mới.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú (Sóc Sơn) xảy ra tình trạng phá rừng, san, gạt đồi khiến nhiều hecta rừng phòng hộ tại đây bị “xẻ thịt”, chiếm dụng làm khu sinh thái nghỉ dưỡng, xây dựng homestay, nhà vườn...
Tại vị trí cách Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (Sở Nông nghiệp và PTNT) tầm 2km, thực sự là thiên đường của những hoạt động nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái. Đúng như lời quảng cáo hoa mỹ trên facebook, hàng loạt khu dịch vụ này có những mái nhà đẹp nằm dưới tán rừng thông xanh mát. Nhiều khu dịch vụ có thể kể đến như: The Choai Villa Sóc Sơn, The Homie Sóc Sơn, The Moonlight Sóc Sơn, Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn, Nhà bên rừng U-LESA, Trà hoa viên Sóc Sơn…
Bên cạnh những khu homestay đã được hoàn thiện thì hoạt động xây dựng ở đây đang diễn ra rầm rộ. Những khoảnh đất ven rừng, sườn đồi trước đó là những hàng thông thì nay đã được san ủi, đào lấp và thay vào đó là những ô đất trống được tạo mặt bằng, căng dây chuẩn bị xây dựng; những con đường đất được máy xúc, máy ủi đào bới, mở lối để phục vụ thi công xây dựng; đất đá, cát sỏi, sắt thép và lán trại công nhân xây dựng được dựng ngay trên đất rừng, vậy liệu xây dựng, hàng rào lưới B40 đã được giăng chằng chịt.
Báo Kinh tế nông thôn hoan nghênh UBND TP. Hà Nội đã kịp thời vào cuộc xử lý vụ việc mà báo phản ánh. Rất mong sớm nhận được thông tin kết quả giải quyết để báo có cơ sở trả lời bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.