Liên quan đến vụ, Công ty Hồng Cường ngang nhiên lấn chiếm hàng nghìn m2 lòng Sông Mã để xây dựng công trình sai phạm bị báo chí phản ánh. Mới đây, UBND TP. Sầm Sơn đã báo cáo tỉnh Thanh Hóa và đồng thời ra thông báo tháo dõ công trình vi phạm.
5 yếu tố kinh tế thuận lợi có thể “kích” thị trường BĐS cuối năm
Nền kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt, vốn FDI đổ vào BĐS vẫn ổn định, lượng khách du lịch gia tăng ấn tượng… là những yếu tố có thể sẽ tạo tác động tốt cho thị trường BĐS cuối năm.
Kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng tốt
Chỉ số GDP của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng kể từ năm 2011 với mức tăng trưởng 6,98% so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý III/2018, GDP đạt mức tăng trưởng 6,88%, mặc dù thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73% trong quý II năm nay. Kết quả này đã chứng minh sự quản lý kịp thời và hiệu quả của chính phủ để cải thiện sự tăng trưởng của tất cả các ngành.
Thị trường bất động sản cuối năm có thể sẽ khởi sắc hơn nhờ những yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế. Ảnh minh họa(Theo Enternews.vn)
Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể với 8,89% trong 9 tháng đầu năm, khu vực dịch vụ và khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục tăng mạnh, lần lượt là 6,89% và 3,65%. Trong quý cuối cùng của năm, nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với những thách thức do lạm phát, chiến tranh thương mại toàn cầu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đồng đô la. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại của tất cả các thành phần kinh tế vẫn được giữ vững, thì mục tiêu 6,7% trong năm 2018 có thể vượt qua.
Doanh số bán lẻ và lượng khách quốc tế tiếp tục tăng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tính đến tháng 9/2018 đạt mức tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số khách du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2018, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, đạt hơn 11,61 triệu lượt khách, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn chiếm lượng khách lớn nhất, với tổng số hơn 6,3 triệu lượt khách đến Việt Nam. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời điểm du lịch cuối năm.
FDI của Việt Nam ổn định
Tính đến tháng 9/2018, tổng vốn FDI cam kết đạt gần 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, có 2.182 dự án đăng ký mới trị giá 14,1 tỷ USD, bằng 97% so với cùng kỳ năm trước. Vốn giải ngân FDI đạt 13,25 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong 17 ngành đầu tư, ngành bất động sản và bán lẻ vẫn đứng thứ 2 và thứ 3 với 5,8 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Trong số 104 quốc gia đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản vẫn đứng đầu với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm 28% tổng vốn FDI, Hàn Quốc theo sau với 5,6 tỷ USD và Singapore đứng thứ ba với 3,6 tỷ USD.
Các dự án Thành phố thông minh với tổng vốn đầu tư 4,14 tỷ USD tại Hà Nội do Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư, dự án nhà máy sản xuất polypropylene do Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đầu tư với tổng số vốn 1,2 tỷ USD tại Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án Công ty TNHH Laguna (Việt Nam) tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD của nhà đầu tư Singapore tại Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách các dự án đáng chú ý trong 9 tháng vừa qua.
Chỉ số giá tiêu dùng phát triển ổn định
3,57% là mức tăng trung bình CPI của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, CPI của Việt Nam tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,59% so với tháng 8, chủ yếu do sự tăng vọt trong học phí và chi phí điện và khí đốt. Trong 11 nhóm sản phẩm và dịch vụ được khảo sát, chỉ số nhà ở và vật liệu xây dựng tăng trung bình 3,73% so với cùng kỳ. Những nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2018 vẫn có thể đạt được, trong đó Bộ Tài chính dự báo CPI cả năm 2018 sẽ tăng từ 3,73-3,95%.
Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký tăng mạnh
Tính đến quý III/2018, tổng số doanh nghiệp mới thành lập là 96.611 doanh nghiệp, tăng 2,8% về số lượng công ty và 6,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Mỗi doanh nghiệp mới thành lập có trung bình vốn đăng ký là 10 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp mới trong lĩnh vực bất động sản đạt hơn 5.000, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 5,1% tổng số doanh nghiệp đăng ký.
PVcomBank siết nợ tòa nhà cao nhất quận Hà Đông
Ngân hàng cho biết đã thu giữ tài sản đảm bảo là dự án Tokyo Tower (Hà Nội) để xử lý nợ xấu.
Trong thông báo gửi tới các khách hàng mua nhà, Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cho biết đã thu giữ tài sản đảm bảo là Dự án Tokyo Tower để xử lý nghĩa vụ tài chính theo quy định. Việc thu giữ đã được tiến hành với sự chứng kiến của chính quyền, cơ quan công an và một số khách hàng mua nhà.
PVcomBank nói đã thu giữ toàn bộ tài sản còn lại của dự án, gồm quyền phải thu từ các hợp đồng bán căn hộ, sàn trung tâm thương mại đã ký; các căn hộ và sàn trung tâm thương mại chưa bán hoặc chưa cho thuê. Đồng thời, PVcomBank cũng thu giữ toàn bộ tài sản là quyền phát sinh từ các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa Công ty Thương mại Hoàng Vương và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01.
Trong thông báo trước đó vào đầu tháng 9, PVcomBank cho biết Công ty Hoàng Vương đang nợ ngân hàng này với tổng dư nợ gần 114 tỷ đồng, bao gồm gần 92 tỷ dư nợ gốc và hơn 22 tỷ đồng dư nợ lãi. Việc thu giữ tài sản đảm bảo do Hoàng Vương đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong thông báo mới đây, PVcomBank cũng cho biết đã mời những khách hàng mua dự án này và các bên có liên quan để đàm phán phối hợp giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Dự án Tokyo Tower là tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp với chiều cao 51 tầng nổi, trong đó có 5 tầng dành cho trung tâm thương mại, dịch vụ. Dự án này đã nhiều lần đổi tên, trước đó có tên là chung cư Vinafor hay Landmark 51, được chủ đầu tư giới thiệu là tòa nhà cao nhất quận Hà Đông và là tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội, sau Landmark 72 và Lotte Center.
Chủ đầu tư Tokyo Tower là liên danh Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01. Trước đó tháng 12/2015, Sông Đà 1.01 và PVcomBank đã ký hợp đồng bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai của dự án này với giá trị bảo lãnh 1.000 tỷ đồng. Hội đồng quản trị Sông Đà 1.01 khi đó cho biết đã thế chấp toàn bộ dự án.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.