Sáng nay (20/2), tại xã Hương Trà, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tổ chức lớp tập huấn ứng dụng phân lân nung chảy vào sản xuất diện rộng và xây dựng một số mô hình kinh tế.
Tham dự lớp tập huấn có đại diện các hộ kinh doanh, nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ cùng chủ các mô hình trồng cam, bưởi 3 xã Hương Trà, Hương Trạch (Hương Khê), Sơn Mai (Hương Sơn). Trong 1 buổi, các học viên được tìm hiểu về phân lân nung chảy Văn Điển, các loại phân đa yếu tố, đặc điểm và cách thức ứng dụng phân vào từng loại cây trồng, từng loại đất.
Phân lân nung chảy Văn Điển (F.M.P) là loại phân đa chất, giàu chất dinh dưỡng gồm lân (P2O5), vôi (canxi), manhe, silic, mangan, kẽm… Đặc biệt, phân có tính kiềm (pH: 8 – 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên khi bón không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây từ đầu vụ đến cuối vụ. Phân lân Văn Điển sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây, thích hợp với nhiều vùng đất.
Bên cạnh phân lân nung chảy, phân đa yếu tố (ĐYT) cũng được đưa vào ứng dụng sản xuất, gồm hơn 60 loại phân đa yếu tố NPK sản xuất dựa trên đặc điểm sinh lý, theo từng giai đoạn cây phát triển khác nhau. Loại phân này sử dụng trên từng loại cây ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau.
Với những đặc tính hữu ích, giá trị dinh dưỡng cao, phân lân nung chảy Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã, sự khắc nghiệt của thời tiết, hứa hẹn đem lại hiệu quả sản xuất cao cho các nhà nông.
PV.
Nhờ sự cần mẫn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, bà Lùng Thị Thủy, dân tộc Phù Lá, ở thôn Cốc Sâm 2, xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) đã xây dựng vườn na của mình thành mô hình kinh tế hiệu quả. Từ trồng na chính vụ đến phát triển thêm na trái vụ, gia đình bà có thu nhập ổn định và bền vững trên mảnh đất khó ở vùng cao.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.