Từ khi Khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đi vào hoạt động, quỹ đất dành cho nông nghiệp thu hẹp, thay vào đó là nhu cầu chốn ăn nghỉ, giải trí và tiêu thụ nông sản của công nhân tăng lên. Nắm bắt được sự chuyển đổi ấy, nhiều hội viên Hội Làm vườn (HLV) huyện Quế Võ đã nhanh nhạy tham gia thị trường dịch vụ, đồng thời vẫn giữ mô hình VAC truyền thống, vừa để phục vụ nhu cầu cho các nhà hàng, quán ăn, vừa để phát triển kinh tế hộ.
KTNT - Với mục tiêu áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác và lựa chọn áp dụng cơ giới hóa phù hợp trong sản xuất lúa, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh tổ chức trình diễn mô hình xây dựng cánh đồng lớn thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa với quy mô 50ha, 71 hộ ở ấp Ô Tre Lớn, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành tham gia.
Vùng Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản, tuy nhiên, hiện nay, tiềm năng này chưa được phát huy một cách hiệu quả do sản xuất còn manh mún, theo phong trào, tính liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp chưa cao. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, đẩy mạnh liên kết, tổ chức sản xuất rải vụ để tránh áp lực mùa vụ,... là những giải pháp cơ bản để phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trong khu vực.
Phó chủ tịch Hội Làm vườn Tiên Du (Bắc Ninh), bà Nguyễn Thị Xuyến vừa đến thăm khu nuôi chim công của hộ ông Nguyễn Hữu Khởi, xã Việt Đoàn. Bà Xuyến cho biết, trước đây ông Khởi chỉ làm vườn và chăn nuôi gà vịt, nhưng do nuôi công có lãi lớn, nên vài năm trở lại đây ông tập trung nuôi công giống và nay là công thịt.
Sau chiến tranh, những thương, bệnh binh trở về đời thường với một phần cơ thể bị thương tổn, không ít người phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh ấy, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đã tạo cho họ động lực vươn lên, tích cực tham gia lao động sản xuất, công tác xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Những lớp học đồng ruộng (FFS) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) hỗ trợ Việt Nam từ năm 1992 -1996 để bảo tồn đất, nước, nguồn di truyền động, thực vật, môi trường được Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) áp dụng ngay sau đó. Đến nay, những lớp học này vẫn được duy trì và ngày càng phát huy tác dụng.
Sau gần 2 năm (9/2015 - 4/2017) được chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Gà Thanh Chương”, Hội Làm vườn (HLV) huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã thu được những kết quả khả quan. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của 200 hộ gia đình và 5 trang trại, dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.