Để lễ hội chợ Viềng - Phủ Dầy diễn ra theo đúng ý nghĩa văn hóa, đồng thời nhằm dẹp bỏ những hình ảnh không đẹp trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức cũng như huyện, xã và các ban ngành đã lên kế hoạch tổ chức, quán triệt trước cả tháng. Tuy nhiên, vẫn còn những "hạt sạn" trong ngày lễ hội.
12h đêm qua (mùng 7 tháng Giêng - 25/2), chợ Viềng (huyện Vụ Bản, Nam Định) đã chính thức khai phiên. Lượng du khách đông đảo đổ về đã khiến nhiều tuyến đường xung quanh khu vực Phủ Dầy ách tắc kéo dài.
Cơ quan chức năng đã cấm nhiều tuyến đường từ rất xa lối vào chợ Viềng nhằm giải tỏa sự quá tải của phương tiện. Xe khách, xe tải chạy trên quốc lộ 10 qua huyện Vụ Bản đều được hướng dẫn rẽ sang ngả khác. Nhưng dòng người quá đông đã khiến quốc lộ 10 tắc nghẽn một đoạn dài hàng km. Những du khách đến tham quan chợ Viềng bằng ô tô cũng đều phải gửi xe cách xa hàng km rồi đi bộ vào.
Dòng người nô nức đổ về lễ hội chợ Viềng - Phủ Dầy
Cũng chính vì vậy, đây là cơ hội gặt hái của lực lượng xe ôm và trông xe. Theo ghi nhận của phóng viên, do ô tô không đi được nên nhiều người gửi xe ở bãi với giá 100.000 đồng, còn xe máy 20 - 30.000 đồng. Một quãng đường khoảng 5km từ bãi xe vào chợ, giá xe ôm khoảng 100.000 - 200.000 đồng.
Nạn ăn xin vẫn còn tái diễn ở lễ hội
Tuy nhiên, xe ôm cũng chỉ chở khác đến được vòng ngoài của chợ Viềng. Đường đi bộ vào chợ mới là đoạn gian truân. Trên con đường rộng khoảng 8m, dòng người đi bộ chen lẫn với xe máy cố nhích từng bước một. Nhiều người đi bộ cũng đứng kẹt cứng tại chỗ vì tiến thoái lưỡng nan. Hai bên toàn đồng ruộng bùn đất và mương ngập nước. Nhân dịp này, một số người cũng tranh thủ kiếm tiền bằng cách giúp người đi qua mương và men theo một lối nhỏ với giá 5.000 đồng/người.
Tiền lẻ rải khắp nơi tại các Phủ
Đặc biệt, du khách đến với lễ hội chợ Viềng - Phủ Dầykhông khó bắt gặp hình ảnh những người ăn xin lăn lê, bò choài trên nền đất trong chợ Viềng. Từ các con đường đông đúc, đến từng bậc thang lên đền Thượng hay trong Phủ Dầy họ đều có mặt.
Thêm vào đó, nạn rải tiền lẻ trên các pho tượng thánh vẫn còn diễn ra tràn lan, đi từ Phủ trong đến Phủ ngoài, sân vào nhà, trên xuống dưới, đâu đâu cũng thấy tiền lẻ ngồn ngộn. Người đi lễ cứ tiện đâu thả tiền lẻ ở đấy. Dâng sớ kèm cả tiền. Hết thả tiền vào hòm công đức, người ta lại để tiền lên ban thờ, kệ tủ, nải chuối, cành hoa, đầu tay vai thánh...
Tại Phủ Vân Cát, có thời điểm chúng tôi ghi nhận, tiền lẻ chất cao đến nỗi trùm gần hết cả thân tượng. Tượng chỉ còn ló ra khuôn mặt không biểu cảm...
Trả lời phóng viên, ông Phạm Đình Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản cho biết, từ trước Ban quản lý di tích Phủ Dầy đã có quy chế hoạt động và kế hoạch đón du khách trong dịp lễ hội mùa xuân. Trong đó, Ban quan lý quy định cả việc đặt hòm công đứng, dầu nhang.
Tuy nhiên, thông tin như phóng viên nêu thì ông Mậu nói rằng chưa biết. Ông Phó Chủ tịch huyện cho hay, sẽ yêu cầu kiểm tra lại, nếu có chỗ nào sai phạm hoặc chưa phù hợp, sẽ chỉ đạo điều chỉnh, xử lý.
Thành Vinh - Thanh Thắng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.