Mặc dù là một xã thuần nông, không có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nguồn thu của địa phương không đáng kể nhưng xã Văn Tiến (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới khá sớm (cuối năm 2014). Một trong những điều kỳ diệu làm nên thành công đó chính là công tác xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới đã được Đảng bộ, chính quyền nơi đây triển khai khá hiêu quả.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Chủ tịch UBND xã (bên trái) đang giới thiệu về Trường Mầm non Văn Tiến
Toàn xã Văn Tiến có 4 thôn, dân số khoảng 7.000 người. Khi bắt đầu triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (2011), xã chỉ đạt 11 tiêu chí, các tiêu chí còn lại hầu như đều cần tới nguồn kinh phí rất lớn như trường học, giao thông... Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, sau 3 năm triển khai Văn Tiến đã cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2014 theo đúng kế hoạch đề ra; nhiệm vụ dồn điền đổi thửa cũng được hoàn thành một cách nhanh chóng ở cả 4/4 thôn.
Cổng làng Phúc Lộc (Văn Tiến) được Công ty Sông Đà xây tặng
Chia sẻ về niềm vui này, ông Trần Xuân Dưỡng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Là một trong những xã triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở giai đoạn đầu nên trong quá trình thực hiện Văn Tiến gặp rất nhiều khó khăn; công tác chỉ đạo còn bỡ ngỡ, công tác huy động nguồn không đơn giản,... nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, sự ủng hộ của bà con nhân dân và sự giúp đỡ của một số doanh nghiệp, dần dần mọi khó khăn của địa phương cũng được khắc phục. Nhận thức xây dựng nông thôn mới chính là việc nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng chính là để phục vụ nhân dân; bởi vậy, chúng tôi đã tuyên truyền mạnh về vấn đề này tới tất cả các hội nghị của xã, tới cả các buổi họp Hội đồng hương Văn Tiến ở các tỉnh, hội lớp các khóa,... tranh thủ vận động những con em đang thành đạt ở các nơi về chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương. Thời gian ấy, Văn Tiến như là một đại công trường, nhà nhà chỉnh sửa, xây dựng mới nhà cửa; các công trình của xã cũng đua nhau thi công nhằm sớm hoàn thành tiến độ đề ra.
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn dân Văn Tiến đã đóng góp và đưa vào xây dựng nông thôn mới khoảng 104 tỷ đồng, trong đó có việc hiến đất, xây dựng nhà ở dân cư, xây rãnh thoát nước, đường ngõ xóm, nghĩa trang nhân dân,... Bên cạnh sự đóng góp của nhân dân, một số công ty có tấm lòng với địa phương cũng có những đóng góp đáng kể, tiêu biểu như Công ty Sông Đà đã xây tặng mới cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, sửa chữa trường THCS và một số công trình quan trọng khác với giá trị trên 28 tỷ đồng; Công ty Cường Hoàng ủng hộ lắp rãnh thoát nước trên địa bàn với giá trị khoảng 72 triệu đồng.
“Cho dù đã về đích nông thôn mới nhưng nhiệm vụ xây dựng quê hương vẫn được chúng tôi tiếp tục chú trọng; hiện nay, chúng tôi đang được Công ty Sông Đà xây dựng tặng công trình cổng xã Văn Tiến. Từ nay đến năm 2020, Văn Tiến sẽ tiếp tục vận động nhân dân chung tay xây dựng 4km rãnh thoát nước với mức huy động khoảng 2,5 tỷ đồng, bao gồm ngày công, giá trị hiến đất và 50% chi phí vật liệu", ông Dưỡng chia sẻ.
Công trình cổng chào xã Văn Tiến đang xây dựng.
Mọi việc làm đều hướng đến dân, làm tốt cho dân và đặc biệt việc công khai dân chủ, việc coi trọng sức mạnh của nhân dân, đó là bí quyết giúp Văn Tiến thành công trong xây dựng nông thôn mới.
Đình Hợi
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.