Viện Kiểm sát nhân dân TP. HCM đã hoàn tất truy tố Trần Thị Hồng Hạnh (SN 1970), Nguyễn Ngọc Hoàng (SN 1986), Nguyễn Vũ Như Hương (SN 1982), Bùi Nhật Tân (SN 1987), Trần Văn Vân (SN 1974), Phạm Thị Tuyết Nhung (SN 1981) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Theo cáo trạng, Trần Thị Mỹ Hiền (nguyên Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia) cấu kết cùng 6 bị can nêu trên đã tìm mua những thửa đất có mục đích sử dụng đất trồng cây, đất trồng lúa, đất ở..., sau đó thỏa thuận việc mua bán và thanh toán một phần tiền, có lập vi bằng để ghi nhận sự việc mua bán.
Bà Trần Thị Mỹ Hiền và các chủ đất đã ký kết biên bản làm việc, hợp đồng ủy quyền có công chứng.
Việc mua bán chưa hoàn tất thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa thanh toán đủ tiền theo cam kết giữa các bên, chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ cho Trần Thị Mỹ Hiền; không làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, không làm thủ tục lập dự án xin phép cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy chỉ dừng lại giai đoạn thỏa thuận mua bán, thanh toán một phần, nhưng Trần Thị Mỹ Hiền đã thuê kiến trúc sư thiết kế các thửa đất thành dự án đất ở đô thị có tỷ lệ bản vẽ 1/500 hoàn chỉnh, có đầy đủ cơ sở hạ tầng như điện, cấp nước và thoát nước.
Bà Trần Thị Mỹ Hiền được xác định đóng vai trò chủ mưu đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Hoàng Kim Land lập dự án không có thật, quảng cáo gian dối để chiếm đoạt 259,2 tỷ đồng.
Đặc biệt, khi vụ án được khởi tố, Trần Thị Mỹ Hiền viện lý do mắc bệnh tâm thần, gây khó khăn cho CQĐT suốt thời gian dài điều tra vụ án.
Hiện bị can đang bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc, nên CQĐT đang tạm đình chỉ điều tra đối với Hiền, sau khi điều trị xong sẽ xử lý theo đúng quy định của luật pháp.
Đối với bà Trần Thị Hồng Hạnh vai trò là Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land đã ký 158 hợp đồng thuộc 7 dự án và 4 căn nhà để thỏa thuận chuyển nhượng nền đất thổ cư không có thật chiếm đoạt 184 tỷ đồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.