Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 8 năm 2014 | 7:52

Vi phạm các quy định về đấu thầu: Urenco biến hàng triệu USD tiền thiết bị “đắp chiếu”!

KTNT - Theo kết luận của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu như phê duyệt hồ sơ mời thầu không đúng với kế hoạch đấu thầu được phê duyệt về hình thức hợp đồng; Thông báo trúng thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu không phù hợp với hồ sơ mời thầu về hình thức hợp đồng…  khiến gói thầu số 1 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại xã Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nội) chậm tiến độ, đồng nghĩa với hàng triệu USD tiền thiết bị đắp chiếu.

Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại xã Nam Sơn được UBND TP. Hà Nội giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên tới hơn 612 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng hơn 140 tỷ đồng là vốn từ ngân sách thành phố cấp; phần còn lại 472 tỷ đồng là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới Nhật Bản (NeDo).

Theo tiến độ, dự án sẽ được thực hiện trong 2 năm 2013 - 2014. Sau khi hoàn thành sẽ góp phần làm giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng của thành phố, đồng thời xử lý triệt để khối chất thải công nghiệp nguy hại của Thủ đô và vùng lân cận.

Tuy nhiên, niềm mong mỏi của cả lãnh đạo TP. Hà Nội và người dân đang bị “phản bội” khi dự án mẫu về mô hình hợp tác của chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản chậm tiến độ và hàng loạt thiết bị của dự án trị giá hàng triệu USD đang bị phơi mưa nắng suốt năm qua. 

Theo Báo cáo số 2594/KH&ĐT-HTQT ngày 21/7/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND TP. Hà Nội, gói thầu số 1 có giá hơn 107 tỷ đồng với nội dung gồm: Thiết kế kỹ thuật, cung cấp mua sắm các thiết bị phụ trợ của nhà máy, xây dựng, lắp đặt, tổ chức đào tạo vận hành của phía Nhật Bản, cung cấp dự án mẫu xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện theo hình thức tổng thầu (EPC) cho phần việc phía Việt Nam phải thực hiện tại Tài liệu thực hiện dự án.
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ nhiều sai phạm của Urenco.

Sau khi thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư là Urenco đã phê duyệt kết quả chọn đơn vị trúng thầu (tại Văn bản số 93/MTĐT-BDANeDo ngày 11/02/2014) là Liên danh Công ty Lilama 69-1 và Công ty TNHH tư vấn - thiết kế Cimas. Hình thức “hợp đồng trọn gói” trong thời gian 360 ngày.

Tuy nhiên, cho đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa ký được hợp đồng để triển khai các công việc của gói thầu số 1 với nhà thầu đã được thông báo trúng thầu. Nguyên nhân là do hình thức hợp đồng trong hồ sơ mời thầu được duyệt (theo đơn giá cố định) không phù hợp với kế hoạch đấu thầu (hợp đồng trọn gói). Hình thức hợp đồng trong thông báo trúng thầu và quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của chủ đầu tư (trọn gói) không phù hợp với hồ sơ mời thầu (theo đơn giá cố định).

Để xảy ra tình trạng trên, theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND. TP Hà Nội, Urenco thừa nhận thực hiện mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu khi chưa có quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của UBND TP. Hà Nội. Đơn vị này trần tình nguyên nhân là “do sức ép tiến độ và thiếu kinh nghiệm, chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục” tại Công văn số 588/MTĐT-BDANeDo ngày 10/7/2014 do ông Nguyễn Xuân Huynh, Phó TGĐ Công ty kiêm GĐ Ban QLDA NeDo ký gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hàng triệu USD tiền thiết bị đắp chiếu gần năm qua.

Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng khẳng định: Chủ đầu tư đã vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu như sau: Phê duyệt hồ sơ mời thầu không đúng với kế hoạch đấu thầu được phê duyệt về hình thức hợp đồng; Thông báo trúng thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu không phù hợp với hồ sơ mời thầu về hình thức hợp đồng.

Ngày 25/7/2014, UBND TP. Hà Nội có văn bản trên cơ sở báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xử lí theo thẩm quyền đối với vi phạm của chủ đầu tư trong việc chấp hành các quy định pháp luật về đấu thầu; làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan, báo cáo UBND thành phố theo quy định. 

Đồng thời, yêu cầu Urenco khẩn trương hoàn thiện các thủ tục có liên quan đến việc triển khai gói thầu số 1 và toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo cam kết, không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.

Thành vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top