Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vừa tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 2 đối tượng; Trần Văn Quang (SN 1985) và Quách Sỹ Trãi ( SN 1979) để điều tra về hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".
Khai thác trái phép nhiều lần
Trước đó, cuối tháng 11/2020, các cơ quan chức năng phát hiện tại lô d1, khoảnh 7 và lô a, khoảnh 8, tiểu khu 205, xã Rô Men thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk xảy ra vụ phá rừng.
Qua khám nghiệm hiện trường, có 16 cây gỗ đường kính gốc từ 50 cm đến 1,2m bị cưa hạ và xẻ lấy gỗ trái phép, trong đó có 14 cây gỗ Hoa Lý (nhóm IV), 01 cây gỗ Dâu (nhóm III) và 1 cây gỗ tạp. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại là hơn 85m3.
Trong đó, các đối tượng đã cưa xẻ và đưa ra được khỏi hiện trường hơn10m3.
Lực lượng Công an huyện Đam Rông phối hợp cùng cơ quan chức năng vào cuộc và xác định nhóm người gây ra vụ phá rừng trên gồm Trần Văn Quang, Quách Sĩ Trãi, Phan Văn Thêm, Phạm Văn Hướng, Nguyễn Ngọc Hải, Phạm Văn Giang cùng trú tại xã Rô Men.
Vụ phá rừng do Trần Văn Quang chủ mưu cầm đầu; đối tượng Quách Sỹ Trãi là người giúp Quang trong việc đi thuê các đối tượng còn lại đi kéo gỗ sau khi Quang và Trãi đã cưa xẻ gỗ.
Ngoài bắt 2 đối tượng chủ mưu, các đối tượng còn lại do xác định là người đi làm thuê, thành thật khai báo nên được cho tại ngoại.
Các quyết định khởi tố và Lệnh tạm giam đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn. Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Liên quan đến các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác gỗ trái pháp luật xảy ra tại huyện Đam Rông, Lạc Dương và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, ngày 1/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định.
Trước đó, ngày 5/12, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam K’Rang (SN 1990, trú thôn Liêng Đơng, xã Phi Liêng) để làm rõ hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.
Theo đó, ngày 10/11, cơ quan chức năng phát hiện tại tiểu khu 214, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng quản lý có 29 cây thông bị khai thác, gây thiệt hại trên 30m3 gỗ.
Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định, cuối tháng 10, đầu tháng 11/2020, K’Rang đã rủ K’Riêng (SN 1994), K’Duy (SN 1992, cùng ngụ tại xã Phi Liêng) đưa cưa máy vào khai thác số gỗ thông trên. Gỗ khai thác được, K’Rang đưa một phần cho K’Riêng và K’Duy vận chuyển đi tiêu thụ, số còn lại đem về cất giấu.
Quảng Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp hơn 400 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, ngày 4/2 tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp tại TP.Cẩm Phả hơn 400 triệu đồng về hành vi "gây ô nhiễm môi trường".
Cụ thể, vào cuối tháng 12.2020, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Quảng Ninh) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Một thành viên Anh Hồng Lộc (tổ 8, khu 8, P.Mông Dương, TP.Cẩm Phả) đã phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện công ty này không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xử lý, tái chế chất thải theo quy định.
Ngoài ra, trong hoạt động tái chế phế liệu đã phát sinh chất thải nguy hại từ xỉ lò đốt nhưng không bố trí khu vực lưu giữ theo quy định, mà đổ đống sát tường rào của công ty, không có mái che; chất thải nguy hại (vỏ thùng phuy dính dầu thải động cơ, giẻ lau dính dầu thải, đầu mẩu que hàn...) để ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trước đó, cuối tháng 11/2020, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Quảng Ninh) cũng đã ra quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh (tổ 4, Khu 1B, P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) số tiền 65 triệu đồng.
Lý do, trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp này cho thấy, Công ty cổ phần Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh thực hiện giám sát chất thải không đúng định kỳ; không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường.
Phú Yên: Xử phạt Bệnh viên Đa khoa tỉnh 78 triệu đồng
Chánh thanh tra Sở TN-MT vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh với số tiền 78 triệu đồng vì có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Trước đó, có thông tin phản ánh hệ thống nước thải từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thải trực tiếp vào kênh mương Bầu Hạ (thuộc khu vực phường 9, TP. Tuy Hòa), chảy xuống khu vực phường 6 rồi chảy ra biển. Tuy nhiên, do cánh đồng Bầu Hạ bị ngập nước kéo dài, nước thải không thoát được nên gây ô nhiễm môi trường.
Theo Thanh tra Sở TN-MT, đoàn kiểm tra của Sở TN-MT đã kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và lấy mẫu nước thải tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải công suất 300m3/ngày đêm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Theo kết quả phân tích mẫu nước thải do Trung tâm Phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam thực hiện, có 3/11 thông số vượt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (cột B, K=1). Cụ thể, thông số BOD5 vượt 1,92 lần, COD vượt 1,47 lần và Amoni vượt 2,94 lần; với lưu lượng nước thải tại thời điểm kiểm tra là 38m3 ngày/đêm.
Ngoài xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nói trên, Thanh tra Sở TN-MT còn buộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày đối với vi phạm đã gây ra.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.