KTNT - Để xảy ra sai phạm nghiêm trọng nhưng ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chỉ rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành. Dư luận cho rằng, Bộ Công Thương xử lý sai phạm chưa đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
>> Vi phạm tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Đã xử lý đến đâu?
Trong Thông báo số 2280/TB-TTCP ngày 1/9/2016 của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255.618 triệu đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.
Sử dụng vốn kinh doanh 231.898 triệu đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản không đúng với Nghị quyết của HĐQT; ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án 414.660 triệu đồng từ vốn tín dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng; chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khoản đầu tư của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiệu quả thấp, đầu tư 178.500 triệu đồng vào Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư 38.811 triệu đồng vào Công ty cổ phần Thương mại Tuyên Quang, Công ty TNHH Hóa chất PTN và Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.
Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco (Công ty Vipco) đầu tư 56.160 triệu đồng vào Công ty cổ phần An Phú có nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ; Công ty Xăng dầu Khu vực II dùng vốn kinh doanh cho Công ty Du lịch - Thương mại Kiên Giang vay ưu đãi sai quy định 25.534 triệu đồng; Công ty Vipco trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 53.474 triệu đồng không đúng quy định.
Năm 2008, ông Nguyễn Đạo Thịnh, Tổng giám đốc Công ty Vipco ký Hợp đồng hợp tác đầu tư và Hợp đồng dịch vụ, ngày 8/4/2008, Công ty Vipco đã chuyển 72.540 triệu đồng vào tài khoản chung do Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Thiên Lộc Phú làm chủ tài khoản, sau đó có văn bản cho phép Công ty Thiên Lộc Phú rút ra từ ngân hàng 20.180 triệu đồng nhưng không có căn cứ, số tiền rút ra không sử dụng vào việc thực hiện hợp đồng và hoạt động của Công ty Thiên Lộc Phú (thực tế, Công ty Thiên Lộc Phú không hoạt động kinh doanh).
Công ty Thiên Lộc Phú đã trả lại Công ty Vipco 1.500 triệu đồng, số còn lại 18.680 triệu đồng đến nay không thu hồi được là việc làm thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngày 10/4/2008, ông Nguyễn Đạo Thịnh (nguyên Tổng giám đốc Vipco) và ông Vũ Quang Khánh (nguyên Kế toán trưởng Công ty Vipco) còn chuyển số tiền 483 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, đến nay cũng không thu hồi được.
Tổng số tiền chưa thu hồi được do Vipco đầu tư là 19.163 triệu đồng. Số tiền này của Công ty Vipco không sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng và không sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Công ty Thiên Lộc Phú, biểu hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Thiên Lộc Phú và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung thuộc Công ty Thiên Lộc Phú.
Theo Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Petrolimex, phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm tại Petrolimex. Ảnh: Tapchicongthuong.
Năm 2006, ông Đỗ Đông Ngọc, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực III và ông Phạm Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng) đã ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 360m2 đất trái thẩm quyền, làm phát sinh công nợ 540 triệu đồng, nguy cơ mất vốn. Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật đối với 2 vụ việc giữa Công ty Vipco và Công ty Thiên Lộc Phú.
Vi phạm nghiêm trọng đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ thế nhưng cả 2 vị lãnh đạo cao nhất của Petrolimex chỉ nghiêm túc rút kinh nghiệm!
Thanh tra Chính phủ khẳng định, trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm nói trên thuộc về Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng các công ty liên quan.
Mới đây, Bộ Công Thương cho biết, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành. Dư luận cho rằng, Bộ Công Thương xử lý sai phạm chưa đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Hoàng Văn
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.