Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 8 năm 2020 | 19:0

Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, hàng loạt doanh nghiệp bị xử phạt

Từ đầu năm đến tháng 7/2020, các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành đã kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, qua đó tiến hành xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến sai phạm trên.

TP.HCM xử phạt 10.111 trường hợp vi phạm hành chính về môi trường

Thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước”, TP.HCM đã xử phạt với 10.111 trường hợp vi phạm hành chính về môi trường với tổng số tiền khoảng 17,27 tỷ đồng.

Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 19- của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết quý II năm 2020 về thực hiện Cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước".

Theo báo cáo trong quý II năm 2020, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 2.095 cuộc đối thoại với người dân về vấn đề vệ sinh môi trường, nâng tổng số cuộc đối thoại đã được tổ chức cấp quận, huyện và phường, xã, thị trấn đến nay là 6.609 cuộc đối thoại; triển khai cho 725.355 hộ dân ký cam kết giữ gìn về sinh môi trường, không xả rác ra đường và kênh rạch và tổng số hộ dân trên địa bàn TP đã thực hiện bản cam kết là 2.009.109/2.143.994 hộ dân.

Ngoài ra, trong quý II năm 2020 TP cũng tiếp nhận và giải quyết 7.930/7.976 ý kiến phản ánh của người dân. Từ khi triển khai Chỉ thị 19 đến nay, TP đã tiếp nhận và xử lý được 19.884/20.003 ý kiến phản ánh. Công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại địa phương cũng được triển khai quyết liệt.

th.jpg
Các công nhân đang gom rác trên kênh, rạch.

 

Cụ thể, đã nhắc nhở 3.377 trường hợp; xử phạt vi phạm hành chính đối với 3.266 trường hợp, số tiền xử phạt khoảng 4,97 tỷ đồng.

Về lĩnh vực môi trường, các cơ quan chức năng TP đã nhắc nhở 6.121 trường hợp, xử phạt đối với 10.111 trường hợp với tổng số tiền khoảng 17,27 tỷ đồng.

Ngoài ra, TP đã vận động xã hội hóa việc lắp đặt, bổ sung các camera an ninh với số lượng lắp đặt thêm trong quý II là 5.742 cái kết hợp theo dõi giám sát về chất lượng vệ sinh môi trường; nâng tổng số camera đã lắp đặt bổ sung đến nay là 31.004 camera.

TP đã giải tỏa thêm 88 điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, trong đó có 49 điểm đã được chuyển hóa thành khu sinh hoạt cộng đồng.

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 đến nay, TP đã giải tỏa được 754/793 điểm ô nhiễm về rác thải (tỷ lệ giải quyết đạt 95,1%), chuyển hóa 125 điểm thành khu vực sinh hoạt cộng đồng.

 

Hòa Bình: kiểm tra, phát hiện 122 vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản trái phép...

UBND tỉnh Hòa Bình vừa cho biết,  từ đầu năm đến tháng 7/2020, các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thành phố đã kiểm tra, phát hiện 122 vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản trái phép, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 117 vụ việc, tổng số tiền phạt 1,182 tỷ đồng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố đã tham gia các tổ công tác liên ngành, phối hợp ngành chức năng kiểm tra 121 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm, lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 93 cơ sở, với tổng số tiền xử phạt 185,8 triệu đồng; giải tỏa 8 điểm khai thác khoáng sản trái phép, tạm giữ 2 xe ô tô tải, 5 đầu nổ diezen, 5 củ sên, 84 ắc quy đã qua sử dụng.
 
 
Bến Tre: Gây ô nhiễm môi trường, CP.Việt Nam Chi nhánh 3 tại Bến Tre bị phạt 130 triệu đồng
 
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP. Việt Nam- Chi nhánh 3 tại Bến Tre (ấp Thới An, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại) với mức phạt 130 triệu đồng do vi phạm xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.
 
onhiem_ittt.jpg
Ảnh minh họa. 

Cụ thể, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP.Việt Nam- Chi nhánh 3 tại Bến Tre đã có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần, với lượng nước thải 289,56 m3/24 giờ.

Ngoài mức xử phạt trên, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP.Việt Nam - Chi nhánh 3 tại Bến Tre còn bị buộc khắc phục hậu quả, phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả thải ra môi trường.

Trước đó vào ngày 24-7, qua phối hợp với ngành chức năng tiến hành kiểm tra, Phòng TN&MT huyện Bình Đại đã phát hiện và lập biên bản vi phạm đối với việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty phần chăn nuôi CP.Việt Nam- Chi nhánh 3 tại Bến Tre; đồng thời báo cáo UBND huyện Bình Đại trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt.

 

Lâm Đồng xử phạt công ty gây ô nhiễm môi trường 500 triệu đồng
 
Công ty TNHH Sunfeel Việt Nam (Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) bị phạt số tiền 522 triệu đồng do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
 
o-nhiem-moi-truong_owkb.jpg
Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lâm Đồng.

 

 

Cụ thể, trong quá trình vận hành, công ty này đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ năm đến dưới 10 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ); quy định tại khoản Điều 13, Nghị định 155/2016.

Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường bốn tháng, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt; buộc công ty trong vòng 30 ngày phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

 

 

 
PV (Tổng Hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top