Vi phạm trật tự xây dựng tràn lan diễn ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và điểm nóng tại xã Phước Thiền. Điều dư luận bức xúc, quan tâm là cần làm rõ trách nhiệm, dấu hiệu có hay không việc “bảo kê” cho sai phạm?
Có 20 triệu chuyện này mới xong?
Trong hàng nghìn file hình ảnh, hàng trăm file ghi âm… mà phóng viên thu thập, tìm hiểu được về những vi phạm trật tự xây dựng tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) mà điểm nóng tại xã Phước Thiền. Việc xây dựng không phép trên đất quy hoạch diễn ra công khai, tràn lan mà không gặp bất cứ sự can thiệp nào từ phía chính quyền. Một câu chuyện vui cũng là thực tế mà người dân trong khu vực muốn xây dựng trên đất quy hoạch thường rỉ tai nhau “có 20 triệu chuyện này mới xong”.
Có mặt tại khu vực sân bóng Biên Hùng, thuộc xã Phước Thiền. Tiếp xúc với phóng viên, bà L cùng các con hiện có ba căn nhà đã được xây dựng xong đưa vào sử dụng. Trước câu hỏi của phóng viên về việc đây là khu đất quy hoạch, khi mua đất liệu có xây dựng được không? bà L cho hay: “Bay phải đi làm luật đi, rồi về người ta cho xây, toàn bộ đất ở đây là đất quy hoạch, cứ nhìn nhà kia nó còn xây 4 tầng kia. Cứ làm luật 20 triệu là xong, làm luật cho xã Phước Thiền đó. Cứ xây nhà xong là đất tăng vù vù luôn”.
Thậm chí bà L còn khẳng định: “Bay cứ yên tâm, bay sợ bay giao khoán hết cho một người, để cô chỉ cho bay giao khoán hết cho một người, bay không phải lo gì cả. Bay cứ làm đi, bay không phải ngại đến xã (xã Phước Thiền – PV), cô giới thiệu cho một người, bay không phải lo, lo được hết. Kia nhà cô, cô vứt cho nó làm hết cô chẳng nhìn chẳng ngó gì. Bay cứ giao khoán cho nó 1m bao nhiêu là mình chẳng phải lo thủ tục gì, nó làm được hết”. Bà L chia sẻ.
Vẫn tỏ ra băn khoăn, bà L cùng nhiều người dân có mặt còn tuyên bố cứ mua đất, làm nhà ở đông khoảng 60% là làm được đường. Người dân có mặt thậm chí còn bức xúc, dùng những ngôn từ tục để nói về việc “chung chi” để xây dựng nhà. “Cứ mua đất đi, chắc chắn là xây được. cứ nhìn đi, người ta đang xây phòng trọ, xây nhà ầm ầm có sao đâu, cứ mua đi, cô giới thiệu cho mà làm”.
Còn theo ông H, người có đất tại khu vực này dưới dạng đồng sở hữu chia sẻ: “Chi cho xã, nó đút túi xây thoải mái, thằng nhà thái cũng phải chi 25 triệu. Mình nhà cấp 4 chỉ phải chi hai chục thôi, nó có giá, có luật của nó hết, cứ đưa cho địa chính xã là xong. Đây toàn bộ là quy hoạch cây xanh hết”, ông H nhấn mạnh.
Chưa dừng lại, tiếp tục tìm hiểu tại ngôi nhà đang được xây dựng sát với ngôi nhà 3 tầng mái thái đã hoàn thiện đưa vào sử dụng tại khu vực sau sân bóng Biên Hùng mà trước đó trả lời báo chí của Chủ tịch UBND xã Phước Thiền ông Hồ Quốc Tân và trong báo cáo của UBND huyện Nhơn Trạch đều khẳng định căn nhà hiện đã bị xử lý, ngưng thi công và chưa được đưa vào sử dụng, phóng viên cũng ghi nhận việc phải chung chi cho cán bộ xã Phước Thiền.
Thậm chí, đường nhựa phía trước nhà các hộ dân ở đây cũng phải đóng mức 6 triệu đồng tiền làm đường. Vì sao, việc thu tiền và thi công con đường này diễn ra một cách công khai nhưng không gặp sự can thiệp của chính quyền địa phương. (Phóng viên sẽ bóc tách đường dây của các đầu nậu, cò đất trong việc thu tiền để “chung chi” trong một bài viết khác).
Cần làm rõ trách nhiệm việc gián tiếp “băm nát” quy hoạch.
Liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai và việc kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng tại địa phương thời gian gần đây, trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Phước Thiền ông Hồ Quốc Tân cho rằng các địa bàn giáp với các khu công nghiệp thường phức tạp.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến trách nhiệm quản lý địa bàn cơ sở, trách nhiệm của cán bộ địa chính - xây dựng xã Phước Thiền cũng như trách nhiệm của các phòng chức năng UBND huyện Nhơn Trạch trong việc buông lỏng quản lý Nhà nước về công tác đất đai. Vi phạm về trật tự xây dựng diễn ra một cách tràn lan, có hệ thống, phức tạp kéo dài mà không gặp phải sự can thiệp của chính quyền, chỉ nhận được sự im lặng từ phía chính quyền địa phương?
Được biết, việc buông lỏng quản lý Nhà nước về đất đai, vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng đã diễn ra từ trước đó. Cụ thể, thời điểm ông Nguyễn Văn Hồng với chức danh Chủ tịch UBND xã Phước Thiền (hiện đã chuyển qua giữ chức danh Bí thư Đảng uỷ xã Phước Thiền) việc các đầu nậu thu gom phân lô, bán nền trên đất quy hoạch diễn ra tràn lan. Từ đây, hệ luỵ người mua đất phải “chung chi” để được “làm ngơ” cho việc xây dựng nhà trên đất quy hoạch là điều dễ hiểu.
Thời điểm này, nhiều khu dân cư tự phát trên đất quy hoạch, dưới hành lang lưới điện…….được hình thành trên địa bàn xã Phước Thiền. Bản thân ông Hồng bị người dân phản ánh đến cơ quan báo chí việc xây dựng nhà vi phạm hành lang bảo vệ an toàn kênh rạch…… (Phóng viên sẽ phản ánh riêng một bài viết với nhiều vấn đề xoay quanh ông Nguyễn Văn Hồng, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Thiền).
Dưới góc nhìn luật pháp, tại Luật Đất đai 2013 quy định rõ trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Như vậy, riêng đối với Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, đất đã được quy hoạch, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Rõ ràng, việc người dân sử dụng đất không đúng mục đích, để vi phạm về trật tự xây dựng tràn lan, có hệ thống thì thiếu sót trước tiên thuộc về công chức địa chính – xây dựng xã, chủ tịch xã, trưởng phòng quản lý đô thị, trưởng phòng tài nguyên môi trường, chủ tịch UBND huyện.
Trong bài viết tiếp theo, phóng viên phản ánh “lợi ích nhóm” trong việc bố trí tái định cư cho các hộ dân chịu di dời, giải toả bởi các dự án trên địa bàn và các dự án đầu tư công trên địa bàn.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.