Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 31 tháng 3 năm 2018 | 15:13

Vì sao chưa tịch thu hổ của ông “trùm” buôn bán động vật hoang dã?

Sau khi phát hiện ông Nguyễn Mậu Chiến lợi dụng việc nuôi nhốt hổ để buôn bán động vật hoang dã, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra xử lý. Thế nhưng, cá thể hổ đang bị nhốt phải xử lý như thế nào lại là điều khiến cơ quan chức năng “đau đầu”.

Phía sau một ông chủ trang trại

Trước sự việc ông Nguyễn Mậu Chiến, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội, mở trang trại nuôi hổ ở cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nhằm “qua mặt” để buôn bán động vật hoang dã, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Quá trình điều tra phát hiện, ông Nguyễn Mậu Chiến cùng một số đối tượng liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã. Ngày 10/5, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (Bộ Công an) đã khởi tố và tạm giam đối tượng Nguyễn Mậu Chiến trong đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm động vật hoang dã từ Châu Phi về Việt Nam.

Trước đó, lực lượng chức năng phát hiện, trang trại nuôi nhốt hổ của ông Nguyễn Mậu Chiến hoạt động trái phép từ năm 2006. Ban đầu ông Nguyễn Mậu Chiến mang về 12 chú hổ con rồi lập trại nuôi nhốt tại cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân. Từ đó đến nay, đàn hổ không sinh sản thêm, chỉ ghi nhận 1 con đã chết, hiện còn tổng cộng 11 cá thể.

1-1.jpg
Trang trại nuôi hổ của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến

Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng Nguyễn Mậu Chiến về hành vi nuôi nhốt 12 cá thể hổ trái phép, đồng thời giao cho ông Chiến tiếp tục nuôi thí điểm 12 cá thể hổ trên tại cơ sở.

Ngày 22/5/2012, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho trại nuôi của Nguyễn Mậu Chiến được “nuôi sinh trưởng, sinh sản để bảo tồn” 12 cá thể hổ (số lượng hổ thay đổi do sinh sản và chết). Giấy chứng nhận có thời hạn trong thời gian 5 năm, hết hạn vào tháng 5/2017. Đây là trại nuôi nhốt hổ duy nhất tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ và chứng cứ, ngày 20/3/2018, Tòa án nhân dân quận Hà Đông (Hà Nội) đã tuyên phạt ông Nguyễn Mậu Chiến 13 tháng tù giam, vợ ông Chiến là bà Lê Thị Hồng 6 tháng tù treo. Trong lời khai của ông Chiến tại tòa có nói đến 2 cá thể hổ đông lạnh được lấy từ trại nuôi của gia đình.

Số phận của những con hổ trong trang trại

Sau khi có kết luận của Tòa án Nhân dân quận Hà Đông về việc xử phạt đối với ông Nguyễn Mậu Chiến 13 tháng tù giam và vợ của ông là bà Lê Thị Hồng 6 tháng tù, hưởng án treo, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã đề xuất tỉnh Thanh Hóa cần nhanh chóng tịch thu 11 cá thể hổ tại trại nuôi của ông Nguyễn Mậu Chiến ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Trung tâm Giáo dục thiên nhiên cho rằng, việc nuôi nhốt hổ tại cơ sở của Nguyễn Mậu Chiến không những thiếu căn cứ pháp lý mà còn không có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.

2-1.jpg
Vườn Quốc Gia Bái Tử Long gửi công văn tiếp nhận 11 cá thể hổ về chăm sóc

Tuy nhiên, phía lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh Thanh Hóa lại cho rằng việc tịch thu các cá thể hổ trong trang trại của ông Chiến không hề đơn giản bởi lẽ không có trung tâm nào dám đứng ra tiếp nhận.

Ông Thiều Văn Lực, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, cho biết, rất khó khăn trong việc tịch thu 11 cá thể hổ tại trại nuôi của ông Nguyễn Mậu Chiến, bởi lẽ đơn vị đã liên hệ với nhiều trung tâm để tiếp nhận các cá thể hổ. Tuy nhiên, đến hiện tại chưa có trung tâm nào đồng ý tiếp nhận.

Được biết, ngày 18/7/2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Cục Kiểm lâm, cơ quan quản lí CITES Việt Nam, Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) và các ban ngành địa phương để bàn luận về số phận của trại nuôi này, cũng như xem xét ý kiến của ENV.

Sau cuộc họp, các bên đi đến thống nhất một số nội dung sau. Thứ nhất, không thể tịch thu 11 cá thể hổ theo đề nghị của ENV bởi thời điểm đó chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra chứng minh hành vi vi phạm của ông Chiến có liên quan trực tiếp tại trại nuôi hổ này.

Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh cũng thống nhất chưa cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cấp giấy phép nuôi trồng loài ưu tiên bảo vệ cho trại nuôi theo đơn đề nghị của gia đình.

Ông Lực cho biết: “Trước khi có khuyến nghị của ENV, chúng tôi đã gửi văn bản cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đề nghị tiếp nhận 11 cá thể hổ này, về phía gia đình ông Chiến cũng đồng ý chuyển giao. Tuy nhiên, các trung tâm cứu hộ đều gửi văn bản trả lời không thể tiếp nhận do không đủ điều kiện”.

Nguyên nhân chính mà các trung tâm này đưa ra là do các trung tâm không đảm bảo về cơ sở vật chất, chuồng trại, nhân viên chăm sóc, ngoài ra còn số kinh phí hỗ trợ cho hộ gia đình ông Chiến.

“Trong thời gian tìm kiếm giải pháp hợp lí nhất cho 11 chú hổ, chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra chặt chẽ, hướng dẫn cho hộ gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho 11 cá thể hổ này”. Ông Lực thông tin thêm.

Việc tiếp tục đề xuất cấp giấy phép cho trang trại của ông “trùm” buôn bán động vật hoang dã tiếp tục nuôi 11 cá thể hổ liệu có đảm bảo việc sinh sản và phát triển số của đàn sẽ nâng lên, hay chỉ 11 con sau 11 năm vẫn không giữ nguyên.

 

 

Xuân Sơn - Hà Khải
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top