Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 7 năm 2014 | 10:3

Viết tiếp bài “Chính quyền bị tố vi phạm nghiêm trọng các quy định về BT, HT, TĐC tại Long Biên: Luật sư đề nghị làm rõ 6 vấn đề người dân khiếu kiện

KTNT - Liên quan đến việc các hộ dân phường Đức Giang khiếu kiện về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân, Luật sư Trần Quang Khải – Trưởng VPLS Tâm Phát, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, hiện đang là Luật sư tư vấn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các hộ dân đề nghị cơ quan chức năng làm rõ 6 vấn đề người dân khiếu kiện.

Như Kinh tế nông thôn đã đăng tải, vụ việc thu hồi đất làm dự án của UBND quận Long Biên đã vấp phải khiếu kiện của nhiều hộ dân, cho rằng các cơ quan chức năng đã có sự sai phạm nghiêm trọng về việc xác định nguồn gốc đất bị thu hồi, gây ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các hộ dân.

Mặc dù diện tích đất của các hộ dân có sự tương đồng về nguồn gốc, thời gian sử dụng, vị trí địa lý nhưng đơn giá bồi thường, hỗ trợ có sự chênh lệch nhau. Cụ thể, hộ ông Lê Ngọc Tân (số nhà 66) được bồi thường với đơn giá 32.400.000 đồng/1 m2 trong khi các hộ dân còn lại chỉ được bồi thường với đơn giá 35.000 đồng/1 m2 (thể hiện trong Quyết định 91/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND quận Long Biên), sau khi bị thu hồi đất đã được bố trí tái định cư đảm bảo ổn định cuộc sống. Đây là một điểm rất bất bình thường trong quá trình thu hồi đất, gây nhiều bức xúc cho các hộ dân…

Đặc biệt, người dân phản ánh việc chính quyền địa phương chưa hề ban hành bất cứ Quyết định thu hồi đất cá biệt nào nhưng UBND quận Long Biên lại ra các Quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Ngoài ra, trong quá trình cưỡng chế, mặc dù có 05 hộ dân (số nhà 42, 48, 50, 52, 58) đang tiến hành kiểm đếm hiện trạng diện tích đất và tài sản đang sử dụng dôi ra so với năm 2005, chưa được lên phương án bồi thường hỗ trợ nhưng các lực lượng đã tiến hành đập phá, kéo đổ gây thiệt hại hoàn toàn tài sản đang có.

LS Khải đề nghị cơ quan chức năng quận Long Biên trả lời 6 vấn đề người dân khiếu kiện.

Luật sư Trần Quang Khải – Trưởng VPLS Tâm Phát, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, hiện đang là Luật sư tư vấn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các hộ dân cho biết, theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất , giao đất, cho thuê đất thì:

“Điều 7. Bồi thường đối với đất ở

1. Người bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng việc giao đất ở mới hoặc bằng nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất…”.

Bên cạnh đó, giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất được xác định tại khoản 1 Điều 12 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND như sau:

“Điều 12. Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất

1. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND Thành phố quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng”. 

Như vậy, khi thu hồi đất thì những hộ có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường bằng đất ở mới, nhà tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị QSDĐ tại thời điểm có Quyết định thu hồi theo đúng loại đất bị thu hồi. Hơn nữa, giá làm cơ sở để tính bồi thường, hỗ trợ phải được tiến hành đối với giá đất ở được UBND thành phố quy định và công bố. Tuy nhiên, trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất, UBND quận Long Biên lại xác định phần diện tích đất bị thu hồi và bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá 35.000 đồng/1 m2 căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 28 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND. Việc áp dụng quy định này của UBND quận Long Biên là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân, vì mức giá bồi thường mà UBND quận đưa ra chỉ là mức bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất và chỉ được áp dụng đối với đất nông nghiệp khác ngoài đất trồng lúa, trong khi đó đất bị thu hồi lại là đất ở, sử dụng ổn định lâu dài. 

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

Thành Vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm, vấn nạn nhức nhối của ngành chăn nuôi

    Nhập lậu gia cầm, vấn nạn nhức nhối của ngành chăn nuôi

    Mỗi năm có hàng triệu con gia súc, gia cầm được nhập lậu vào Việt Nam. Điều này không chỉ khiến cho sản xuất trong nước gặp áp lực lớn mà còn mang theo nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề dịch bệnh. Chưa kể, con giống là yếu tố quan trọng quyết định thành công của vụ nuôi, thế nhưng việc quản lý dường như còn bỏ ngỏ.

  • Sóc Trăng xử phạt một cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên 250 triệu đồng

    Sóc Trăng xử phạt một cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên 250 triệu đồng

    Sáng 27/6, một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng cho biết: Đơn vị đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một hộ kinh doanh đại lý vật tư nông nghiệp với tổng số tiền xử phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp là 254,3 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện buôn bán phân bón với thời hạn 4,5 tháng…

  • Ruộng lúa của dân bị chết cháy bất thường

    Ruộng lúa của dân bị chết cháy bất thường

    Cơ quan chức năng huyện Phú Hoà (Phú Yên) đang khẩn trương điều tra, truy tìm nguyên nhân lúa mới gieo sạ được 15 ngày trên diện tích 1.300m2 của một gia đình ở xã Hoà Trị bị chết cháy bất thường.

Top