Đêm 17/8/2016, khi cơn bão số 3 tiến sát Thái Bình, ngay lập tức chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân đang sinh sống tại Khu tập thể Nhà máy Xay Thái Bình phải khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn để phòng chống bão và sẽ quay trở về nhà sau khi bão tan. Tuy nhiên, sáng hôm sau, khi các hộ dân quay trở về thì thấy khu tập thể của mình đã được dựng hàng rào tôn, lập chốt bảo vệ, cắt hết điện nước và gắn biển “Khu vực công trình nguy hiểm không nhiệm vụ cấm vào”.
>> Di dân khu tập thể Nhà máy Xay TP.Thái Bình: Chính quyền liệu có “tiền hậu bất nhất”?!
Khu tập thể Nhà máy Xay đã bị bịt kín không có lối vào.
Bà Phạm Thị Phúc là công nhân Nhà máy Xay Thái Bình từ năm 1980, hiện ở phòng 108 và 111 Khu tập thể Nhà máy Xay cho biết: “Trong khi người dân chúng tôi chưa đồng tình với phương án hỗ trợ theo Quyết định 1203/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình thì lợi dụng cơn bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào đất liền, 23 giờ ngày 17/8/2016, chính quyền và cơ quan chức năng đã đến “yêu cầu” chúng tôi phải di dời đến nơi tránh bão. Thấy việc di dời là cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng, chúng tôi đã thực hiện nhưng không ngờ khi bão tan, quay trở lại thì chúng tôi đã bị mất nhà, trong khi cơ chế hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng và bố trí nhà ở mới cho các hộ gia đình đang sinh sống tại các khu chung cư xuống cấp như chúng tôi lại không được thực hiện”.
Cùng chung nỗi bức xúc, bà Hà Thị Dung, sống tại phòng 116 -117, nghẹn ngào: “Cứ ngỡ là tạm thời di chuyển để tránh bão, nhưng không ngờ bão không làm hư hỏng nhà mà mình lại mất nhà. Sáng hôm sau, khi quay trở lại khu tập thể, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi cổng vào khu tập thể đã bị quây tôn bịt kín, phía ngoài cổng có một tấm biển báo “Khu vực công trình nguy hiểm, không nhiệm vụ cấm vào”. Chúng tôi rất lấy làm lạ và cứ tiến vào thì bị các lực lượng chức năng ngăn cản, họ không cho chúng tôi vào và cũng không giải thích nguyên nhân vì sao chỉ sau một đêm đi tránh bão chúng tôi lại không được quay trở về nhà của mình, nhiều gia đình thậm chí còn không được lấy đồ đạc”.
Điều làm các hộ gia đình là cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Xay Thái Bình đang sinh sống ốn định tại khu tập thể này bức xúc là, Văn bản số 3006/UBND-NNTNMT ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh Thái Bình do ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ký gửi đến UBND TP.Thái Bình, nêu rõ: 48 hộ gia đình đang sử dụng nhà tại Khu tập thể Nhà máy Xay, tổ 1, phường Lê Hồng Phong, TP.Thái Bình không thuộc đối tượng được xét hỗ trợ theo cơ chế ban hành tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh do không có giấy tờ về thuê nhà, nhận chuyển nhượng nhà hợp lý và hợp pháp.
Bà Phạm Thị Phúc bức xúc cho biết thêm: Sau khi đưa được chúng tôi ra khỏi khu tập thể xuống cấp bằng việc yêu cầu phải di dời để tránh bão, chính quyền thành phố và tỉnh Thái Bình đã thực hiện việc cưỡng chế “hợp pháp” với chúng tôi. Sau đó ban hành Văn bản 3006/UBND-NNTNMT này để trả lời khiếu nại của chúng tôi trước đó.
“Chúng tôi được giao nhà, được chính ông Giám đốc Nhà máy Xay xác nhận là cán bộ, công nhân nhà máy đã nghỉ hưu. Vậy theo UBND tỉnh Thái Bình thì thế nào là giấy tờ hợp pháp”, bà Phúc bức xúc.
Việc các hộ gia đình là cán bộ, nhân viên Nhà máy Xay đang sinh sống và sinh hoạt tại đây có khiếu nại gửi đến chính quyền và các cơ quan chức năng của TP Thái Bình và tỉnh Thái Bình là có cơ sở. Những hợp đồng thuê nhà ở với chính Công ty CP Lương thực Thái Bình (Nhà máy Xay cũ) và xác nhận của Giám đốc Phạm Đức Chỉnh đối với các hộ dân sinh sống tại khu tập thể phải chăng chưa đủ điều kiện để được hưởng cơ chế theo Quyết định số 1203/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình?
Đề nghị UBND tỉnh Thái Bình sớm làm sáng tỏ những khiếu nại của các hộ dân sinh sống ở đây.
Phạm Ngọc Thuỷ
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.