Không phải đến bây giờ hành khách mới phàn nàn Công ty CP Hàng không VietJet về việc trễ chuyến bay, mà việc trễ giờ đối với hãng bay này đã trở thành "bệnh".
Điều đáng nói là, việc trễ giờ bay cứ lặp đi lặp lại nhưng vẫn chưa được khắc phục, nhân viên VietJet chỉ xin lỗi là xong!?
Nỗi thất vọng của hàng khách khi được thông báo “máy bay đến trễ” tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) trưa 3-7.
Chúng tôi đi chuyến bay VJ361 từ sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) đi TP. Hồ Chí Minh ngày 3-7-2015. Theo giờ bay ghi trên vé xuất phát lúc 11 giờ 30. Khi tất cả hành khách đang hào hứng chuẩn bị hành lý để lên máy bay thì nhân viên nhà ga thông báo: “Xin quý khách lưu ý, vì lý do tàu bay đến trễ nên khởi khành trễ. Quý khách cần sự giúp đỡ liên hệ với nhân viên hàng không, chúng tôi thành thật xin lỗi quý khách. Dự kiến xuất phát 11 giờ 55 phút”.
Như vậy, so với giờ bay ghi trên vé, trễ 25 phút. Nhiều người tỏ ra thất vọng, có người nằm luôn ra ghế ngủ chờ máy bay tới.
Hành khách chờ trước khi ra máy bay.
Trước đó, chúng tôi cũng đi hãng này từ TP. Hồ Chí Minh đi Thanh Hóa trên chuyến bay VJ360, ngày 22-6, giờ xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh là 08 giờ 40 nhưng cũng được nhà ga thông báo máy bay đến trễ, chuyến bay phải đổi giờ bay lúc 10 giờ. Máy bay lăn bánh vào khoảng 10 giờ 15 phút (trễ 90 phút).
Một hành khách nằm ngủ luôn trên ghế chờ máy bay tới, tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) trưa 3-7
Có thể nói, việc trễ giờ bay của Vietjet Air đã thành “bệnh”, cần phải kiểm tra, chấn chỉnh. Thường xuyên trễ giờ bay như vậy, liệu lãnh đạo VietJet có biết? Ai chịu trách nhiệm về thiệt hại khi hành khách bị chậm trễ thời gian? Phải chăng cứ trễ giờ bay là nhân viên lên loa thông báo và xin lỗi là xong mà không có một đền bù thỏa đáng nào? Câu trả lời xin được giành cho lãnh đạo Công ty CP Hàng không VietJet.
Minh Quang
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.