Những nội dung liên quan đến việc Công tỷ Vinagimex dùng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam để đưa người đi XKLĐ đã được chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
>> Lùm xùm câu chuyện Liên minh HTX Việt Nam: Cơ quan chức năng nói gì?
>> Phó chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam bị tố sai phạm
Trước đó, theo đơn tố cáo của ông Trần Văn Sơn (SN 1956), nguyên cán bộ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp và Chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), sau khi cổ phần hóa từ năm 2012, Liên minh HTX Việt Nam chỉ còn là một cổ đông nhưng ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đã sử dụng trái thẩm quyền, trái mục đích con dấu của Liên minh HTX Việt Nam, chữ ký chức danh Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam để ký kết các giấy tờ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho người lao động Việt Nam cho Công ty Vinagimex tuyển dụng đi lao động tại Đài Loan.
Cũng theo ông Trần Văn Sơn, về mặt pháp lý, Vinagimex sẽ chịu sự quản lý của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội về lĩnh vực xuất khẩu lao động. Việc xác thực các cam kết để hoàn thiện thủ tục cho đối tác, lãnh đạo Vinagimex vẫn sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam trong 4 năm liên tục, từ 2012 đến cuối 2016 là hành vi có chủ đích, không minh bạch.
Ông Nguyễn Văn Thịnh ký vào bản cam kết với chức danh Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam và đóng dấu xác nhận cơ quan chủ quản của Công ty Vinagemex thuộc Liên minh HTX Việt Nam để đưa lao động xuất khẩu sang Đài Loan
Để làm rõ thông tin này, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam để làm rõ thông tin về việc sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam để xác nhận vào cam kết của Công ty Vinagimex đưa lao động đi Đài Loan làm việc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thịnh lại phủ nhận mình sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam nhưng lại thừa nhận mình có xác nhận “mỗi cái” nhưng đã bị “bêu” lên báo rồi!? Ông Thịnh cũng khẳng định, sự việc này không liên quan đến mình.
Sau đó, phóng viên đề nghị đặt được đặt lịch làm việc với ông Thịnh để làm rõ hơn những nội dung liên quan đến việc nhưng vị này từ chối vì lúc này không cần thiết...
Trước những dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái thẩm quyền, trái mục đích con dấu của Liên minh HTX Việt Nam, chữ ký chức danh Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam để ký kết các giấy tờ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang Đài Loan, ông Trần Văn Sơn đã có đơn tố cáo hành vi sử dụng con dấu không đúng thẩm quyền của ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam lên các cơ quan chức năng.
Một nguồn tin phóng viên cho biết, sau khi tiếp nhận, xem xét nội dung đơn tố cáo này, cơ quan chức năng đã chuyển nội dung tố cáo của ông Sơn sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội) khẳng định việc lãnh Vinagimex sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam là không đúng thẩm quyền
Trước đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trưởng phòng Đài Loan - Châu Mỹ (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, về nguyên tắc, khi Vinagimex cổ phần hóa, đương nhiên Liên minh HTX Việt Nam không còn là cơ quan chủ quản của công ty này mà trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Đồng nghĩa, các giấy tờ cam kết với đối tác phải do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội xác nhận.
Còn ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội), đơn vị chủ quản hợp pháp của Vinagimex khẳng định: “Liên minh HTX Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký vào văn bản này, do đó còn liên quan đến việc giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại Đài Loan. Nếu phát sinh tranh chấp, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho người lao động?”, ông Việt đặt vấn đề.
Theo Xuân Thủy/GĐVN
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.