Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020 | 12:42

Vĩnh Hưng: Gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp

Huyện Vĩnh Hưng (Long An) xác định người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nên sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình XDNTM huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

image001.jpg

Trường Trung học cơ sở Tuyên Bình: Xanh - Sạch - đẹp.

 

Những kết quả đạt được của Chương trình đã tạo thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Chương trình XDNTM đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn huyện và được minh chứng bằng rất nhiều tấm gương điển hình trong việc việc đóng góp trong thực hiện Chương trình như hiến đất, nhân lực, vật lực… để cùng chung sức xây dựng NTM.

Một số đề án trên lĩnh vực kinh tế đã được huyện triển khai bước đầu có hiệu quả nhất định. Huyện đã xây dựng nhiều công trình trọng điểm, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, như: Công viên Kênh 28, nhựa hóa đường liên xã của 5 xã biên giới và đường từ Bình Châu vào Cả Rưng. Hiện nay, 3 công trình này đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản được thuận tiện dễ dàng.

Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội của huyện từng bước được cũng cố và phát triển, nhất là điện, thủy lợi, giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa ấp từ đó góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan, diện mạo nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Hộ nghèo giảm còn 1,85% (Nghị quyết dưới 2,2%), người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 83,35%, thu nhập bình quân đầu người đạt 56,5 triệu đồng/năm. Đến nay, huyện có 4/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới là: Khánh Hưng, Vĩnh Bình, Thái Bình Trung, Vĩnh Trị.

Huyện phát triển sản xuất gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó trọng tâm là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chủ trọng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện.

Trong lĩnh trồng trọt, cây lúa vẫn là cây trồng chính, diện tích sản xuất năm 2020 là 57.500 ha, sản lượng ước đạt 357.400 tấn, đạt 100,54% kế hoạch. Huyện triển khai xây dựng cánh đồng lớn với diện tích gần 5300 ha; nhân rộng 10 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.200 ha lúa đạt kết quả khả quan, lợi nhuận tăng 2,8 triệu đồng/ha. Triển khai Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao tại 2 HTX nông nghiệp: Vĩnh Thuận và Hưng Phú.

Ngoài ra, các mô hình chuyển đổi giống cây trồng tiếp tục thực hiện , trồng được 1.400 ha, trong đó chủ yếu là cây dưa hấu, cây sen và các loại rau ăn lá... ; có khoảng 100ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả được nông dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng một số loại cây ăn quả như cam, bưởi, xoài, ổi,... Nhìn chung, những loại trái cây này đều mang lại lợi nhuận cho nông dân cao hơn gấp 2 - 3 lần lúa.

Huyện chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò, gia cầm và nuôi cá các loại theo hướng trang trại, đồng thời tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh; đàn trâu, bò trên 8.000 con, đàn heo là 4.800 con, đàn gia cầm là 300.000 con và diện tích ao nuôi thủy sản là 370 ha. Nhìn chung, tình hình chăn nuôi tương đối ổn định, ngày càng có nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển được 11 hợp tác xã, 97 tổ hợp tác và 13 trang trại hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đã có bước phát triển và được sự hỗ trợ nhất định cho kinh tế hộ, đóng góp tích cực trong việc thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay, huyện đã tổ chức trên 100 lớp dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động trong và ngoài tỉnh.

 

 

Văn Bớt
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top