Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 3 năm 2016 | 4:20

Vĩnh Phúc: Chậm kết luận thanh tra khai thác cát, sỏi trên sông Hồng

Mặc dù UBND tỉnh Vĩnh Phúc gia hạn thêm 1 tháng để đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng đến nay đã quá thời gian gia hạn hơn 1 tháng mà đoàn kiểm tra vẫn chưa ra được kết luận.

>> Vi phạm hành lang công trình KTTV, Công ty Sáng Sơn bị đề nghị rút giấy phép khai thác khoáng sản

>> Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Tạo “kẽ hở” cho doanh nghiệp khai thác cát sai quy định?!

Công ty Sáng Sơn tổ chức khai thác cát, uy hiếp đến sự an toàn của các chuyến đò.

Ngày 9/12/2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định số 3495/QĐ-CT về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian kiểm tra bắt đầu từ 15/12/2015 đến 30/1/2016, kết thúc kiểm tra, đoàn phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh.

Theo đó, đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân như cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, khai thác khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường, đê điều và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Những vụ việc phức tạp hoặc quá thẩm quyền báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Đến ngày 29/1/2016, Trưởng đoàn kiểm tra (Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc - PV) đã có văn bản xin kéo dài thời gian kiểm tra, ngày 04/2/2016 UBND tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra đến 29/2/2016. Tuy nhiên, đã hết thời gian gia hạn hơn 1 tháng nhưng đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa đưa ra được kết luận kiểm tra khiến dư luận không khỏi nghi ngờ.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra kết luận thanh tra liên ngành mà tỉnh yêu cầu, do có nhiều vấn đề phức tạp phát sinh, cần lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia…”.

Về kết quả kiểm tra, ông Hùng không cho phóng viên biết, với lý do đang đợi lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và khi có văn bản kết luận cuối cùng sẽ cung cấp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ở xã Vĩnh Ninh có 44 hộ gia đình, 3 công trình bị lún, nứt, dân bức xúc, kiến nghị và kê khai gửi tới đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra xác nhận có hiện tượng nứt nhà dân nhưng lại không đưa ra được nguyên nhân gây nứt  mà chỉ dừng lại ở việc “ghi nhận”!?

Vì sao đã hơn 1 tháng kể từ thời gian gia hạn kiểm tra mà đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa ra được kết luận? Người dân nghi ngờ rằng đây là cơ hội để các tổ chức, cá nhân bị phát hiện vi phạm “chạy” để hết vi phạm.

Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh Công ty TNHH MTV Sáng Sơn ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại điểm mỏ xã Vĩnh Ninh, diện tích 18,04ha, khai thác đến cos +3m, trữ lượng khai thác 541.230m3, công suất khai thác 45.000m3/năm và thời gian khai thác 10 năm.

Nhiều người làm cát chuyên nghiệp phân tích, với công suất khai thác 45.000m3/năm, trung bình mỗi tháng Công ty Sáng Sơn chỉ được khai thác 3.750m3; mỗi ngày chỉ khai thác 125m3. Với công suất 125m3/ngày chỉ cần 1 tàu cuốc là hút có dư (1 tàu cuốc hút 1 ngày trung bình được 300 - 500m3, chạy hết công suất có thể lên tới gần 1.000m3/ngày).

Tuy nhiên, lúc cao điểm có tới 5 - 6 tàu cuốc của Công ty Sáng Sơn cùng hoạt động, rõ ràng đây điều bất thường. Một là, Công ty Sáng Sơn đang cố tình hút vượt số lượng tàu cuốc, vượt khối lượng cho phép. Hai là, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường biết là sai nhưng vẫn làm ngơ cho công ty này khai thác cát. Ba là, trong phương án khai thác, UBND tỉnh Vĩnh Phúc không ghi rõ số lượng tàu cuốc được phép sử dụng, đây là điều lập lờ nếu không nói là  tạo “kẽ hở” cho Công ty Sáng Sơn khai thác sai quy định.

Không dừng lại ở đó, Trạm Thủy văn Sơn Tây (thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ) có công văn đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc có biện pháp hữu hiệu để các tàu vận chuyển, khai thác cát trên địa bàn xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Tường) di dời khỏi khu vực do nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật của trạm. Như vậy, nếu được chấp thuận, Công ty Sáng Sơn sẽ bị rút giấy phép khai thác, di dời ra khỏi địa bàn xã Vĩnh Ninh.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Hoàng Văn

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top