Sẽ không có công viên nghĩa trang trên vùng núi Tam Đảo, toàn bộ rừng ở núi Ngang sẽ được giữ nguyên, đất rừng sẽ không bị chuyển mục đích sử dụng, rừng phòng hộ không biến thành rừng sản xuất.
>> Vĩnh Phúc lấy rừng phòng hộ làm siêu nghĩa trang: Người dân địa phương đồng loạt phản đối
>> Phá rừng phòng hộ xây “siêu nghĩa trang”: Vĩnh Phúc có phớt lờ người dân, vượt mặt Chính phủ?
>> Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Nguy cơ tái triển khai dự án siêu nghĩa trang khiến người dân nơm nớp lo sợ
>> Vụ nghĩa trang "nuốt" rừng phòng hộ tại Vĩnh Phúc: Phóng viên được 'hỏi thăm sức khỏe'
>> Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "đọc vị" nghĩa trang "nuốt" rừng phòng hộ Tam Đảo
>> Dự án "siêu nghĩa trang" phá hơn 100ha rừng phòng hộ: Đừng để phải nuối tiếc!
>> Vì sao người dân lo sợ về “siêu nghĩa trang" sắp hình thành trên Tam Đảo?
Do huyện Tam Đảo không nắm được chủ trương dừng dự án xây dựng xây dựng công viên nghĩa trang rộng hơn 100ha nên vẫn đưa vào, việc này khiến người dân bức xúc, phản đối gay gắt.
Dẫn nguồn thông tin được một số cơ quan báo chí đăng tải cho biết, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, tỉnh sẽ giữ nguyên diện tích rừng phòng hộ tại núi Ngang, không làm công viên nghĩa trang ở đây nữa.
Theo ông Vũ Chí Giang, “Về vấn đề quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất thì tôi đã chỉ đạo là sẽ không đưa vào sử dụng đất mà vẫn giữ nguyên là rừng phòng hộ. Tóm lại, tất cả về mặt dự án, về quy hoạch đều đã được “đóng băng” lại rồi, không có việc đó nữa”.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau khi báo chí phản ánh về việc rà soát, chuyển đổi rừng phòng hộ ở khu vực núi Ngang huyện Tam Đảo thành rừng sản xuất, mở đường xây dựng nghĩa trang ở khu vực này, lãnh đạo tỉnh đã xem xét. “Chúng tôi tiếp thu ý kiến của báo chí, dư luận, giới chuyên gia nhiều chứ không có chuyện làm ẩu, làm bậy. Sở dĩ có chuyện này, vì mới đây, huyện Tam Đảo đã tổng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thường niên, do không nắm được chủ trương dừng dự án xây dựng xây dựng công viên nghĩa trang rộng hơn 100ha nên vẫn đưa vào. Việc này khiến người dân bức xúc, phản đối gay gắt”, ông Giang nói.
Ông Giang cũng cho hay, dự án xây dựng công viên nghĩa trang sẽ được chuyển về địa điểm khác, còn cụ thể chuyển đi đâu thì vẫn còn phải nghiên cứu. Khi nào có sẽ lấy ý kiến rộng rãi.
Trước đó, trao đổi với báo chí, nhiều chuyên gia đã phản đối gay gắt ý định chuyển rừng phòng hộ Núi Ngang thành rừng sản xuất và xây dựng công viên nghĩa trang.
Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, cho rằng tỉnh Vĩnh Phúc rà soát chuyển đổi rừng phòng hộ thành rừng sản xuất là cách lách kẽ hở của luật pháp để hợp thức hóa, mở đường cho dự án làm công viên nghĩa trang bị người dân phản đối.
Điểm mấu chốt là nếu rừng phòng hộ Núi Ngang được chuyển thành rừng sản xuất thì quyền chủ động quyết định số phận khu vực rừng phòng hộ ở đây hoàn toàn thuộc về tỉnh Vĩnh Phúc. Còn nếu, đất rừng phòng hộ đó thuộc thẩm quyền Trung ương thì sẽ phụ thuộc nhiều cơ quan, ban ngành, không dễ thực hiện ý đồ phá rừng làm công viên nghĩa trang.
Thế nhưng, cho dù chủ tịch tỉnh ký là đúng thẩm quyền, nhưng các tiêu chuẩn để chuyển từ rừng phòng hộ diện tích lớn phải công bố để toàn dân biết mà giám sát, biên bản của hội đồng nào, ai thẩm định?
GS.TS Vũ Trọng Hồng cũng khẳng định, việc rừng Tam Đảo đã được đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn nước trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình, là đã có sự cân nhắc về chức năng quan trọng của khu rừng đó về mặt bảo vệ nguồn nước.
Nguồn nước của Tam Đảo là ở trên cao, không phải chỉ để cho Tam Đảo mà cho cả nguồn nước ngầm của Đồng bằng Bắc Bộ.
Vậy nên, tất cả khu vực đầu nguồn đều phải có rừng để giữ được nước, cuối cùng cung cấp cho hơn 20 triệu người ở Đồng bằng Bắc Bộ.
"Khi chọn rừng Tam Đảo làm rừng phòng hộ đầu nguồn nước Bộ NN-PTNT, ngành lâm nghiệp đã tính toán rất kỹ càng.
Chẳng hạn, về thổ nhưỡng có phát triển được cây không, có phải là đầu nguồn nước không, có ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng Bắc Bộ... Sau khi tính hết các yếu tố này và thấy đáp ứng được, cơ quan chức năng mới quy hoạch khu vực này là rừng phòng hộ đầu nguồn nước, tức bảo vệ cho một vùng sinh thái và không thể thay được.
Nếu không, trong quy hoạch này người ta đã đề là rừng sản xuất, tức toàn cây để bán, muốn chuyển đổi sang cây gì là tùy địa phương", GS.TS Vũ Trọng Hồng phân tích.
Đồng quan điểm, TS Vũ Ngọc Thành, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đã là rừng phòng hộ thì không có quyền phá và nếu phá thì lý do chuyển có đúng hay không tất cả cần công khai, minh bạch.
"Mà điểm quan trọng nhất để được chuyển đổi là độ dốc tự nhiên đang cao lại thấp đi, lượng mưa đang lớn lại ít đi, đang có mục tiêu phòng hộ thì lại không có nữa. Nếu chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang loại rừng khác mà bảo không có tác dụng ảnh hưởng gì là vô lý.
Rừng phòng hộ diện tích ít như vậy mà chuyển đổi 80%, thì không còn ý nghĩa là rừng phòng hộ, gọi là rừng phòng hộ thì không còn ý nghĩa rừng phòng hộ, chưa kể lạm dụng chuyển đổi gần hết, nhưng thứ chuyển đổi đó chỉ là "đánh lận con đen", ông khẳng định.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Trị, Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh: "Thủ tướng đã tuyên bố hôm 14/10, cứ như thế mà làm".
Ngày 14/10, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Thủ tướng đã khẳng định rất rõ: không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang các mục đích khác trên phạm vi toàn quốc.
Phan Anh Tuấn (t/h)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.