Chỉ với một biển quảng cáo ngoài trời, vợ chồng nữ giám đốc xinh đẹp khiến 2 đốc tác lớn bị lừa khi “rót” tiền tỷ vào két công ty do họ lập nên.
Chồng Trần Thăng Long (SN 1975, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) – cựu giám đốc Công ty BMS, vợ là Mai Thị Bích Liên (SN 1984, quê Thái Nguyên) – cựu giám đốc Công ty Rồng Đông Á cùng nhau hầu tòa về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công ty TNHH Xúc tiến thương hiệu BMS của Long kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời, tổ chức sự kiện. Do làm ăn thua lỗ, công ty của Long không có tiền đóng thuế và bị phạt hơn 611 triệu đồng.
Hai vợ chồng Long tại tòa sơ thẩm. Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung vì cho rằng cần làm rõ một số tình tiết liên quan đến lời khai của bị cáo tại tòa. |
Để tiếp tục hoạt động mà không bị ràng buộc bởi số tiền nợ thuế, Long bàn với vợ thành lập công ty mới cũng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời, tổ chức sự kiện.
Việc ra đời của công ty mới này chỉ nhằm mục đích đứng tên tư cách pháp nhân và mua hóa đơn của chi cục thuế. Được sự đồng ý của vợ, ngày 13/10/2009, Công ty Cổ phần đầu tư Rồng Đông Á ra đời và Mai Thị Bích Liên giữ vai trò giám đốc.
Ngày 20/9/2010, Long ký hợp đồng kinh tế chuyển nhượng một biển quảng cáo ngoài trời ở khu vực thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội cho Công ty Toàn Cầu với giá 70.000 USD.
Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, dù đã thực hiện chuyển nhượng biển quảng cáo, nhưng Long vẫn thực hiện một hợp đồng kinh tế khác và lùi ngày thực hiện vào 20/6/2010 với nội dung: Công ty BMS chuyển nhượng cho Công ty Rồng Đông Á vị trí biển quảng cáo với giá 1,76 tỷ đồng. Sau khi làm hợp đồng này, Long đề nghị vợ sẽ đại diện cho Công ty Rồng Đông Á gặp Công ty Cổ phần Golden Gain Việt Nam để trao đổi, bàn bạc việc thuê biển quảng cáo.
Thỏa thuận giữa hai bên được ký kết, Công ty Cổ phần Golden Gain Việt Nam trả cho Công ty Rồng Đông Á trọn gói để treo quảng cáo trong 2 năm với giá 1,793 tỷ đồng.
Từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2011, Công ty Golden Gain Việt Nam chuyển khoản đợt 1 số tiền hơn 849 triệu đồng. Liên rút toàn bộ số tiền trên để chi tiêu cá nhân.
Trước khi chuyển tiền đợt 2, Công ty Golden Gain Việt Nam yêu cầu giấy phép quảng cáo.
Trước tình thế này, Long chỉ đạo cấp dưới làm giả giấy phép quảng cáo tấm lớn của Sở Văn hóa thể thao và du lịch TP. Hà Nội và đem chứng thực sao y bản chính.
Nhận được giấy phép, đầu tháng 1/2011, Công ty Golden Gain Việt Nam treo biển quảng cáo. Song chưa đầy một tháng sau, Liên nại lý do chưa thống nhất được biên bản nghiệm thu nên cho người tự ý tháo biển xuống.
Giữa tháng 7/2011, biển quảng cáo của Công ty Golden Gain Việt Nam bị tháo gỡ. Nghi ngờ Công ty Rồng Đông Á gian dối, năm 2012, Công ty Golden Gain Việt Nam tìm hiểu thì hay biết giấy phép quảng cáo bị làm giả.
Cơ quan tố tụng truy tố Long về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Mai Thị Bích Liên bị cáo buộc đồng phạm với Long gian dối, chiếm đoạt số tiền 849 triệu đồng.
Hiện các bị cáo đã khắc phục cho Công ty Golden Gain số tiền 849 triệu đồng.
Tại phiên tòa đầu tháng 5 ở Hà Nội, đứng trước vành móng ngựa, Long không thừa nhận hành vi phạm tội. Nhận thấy nhiều vấn đề chưa được làm rõ, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.