Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 1 năm 2015 | 8:26

Vụ án giãn dân phố cổ: “Liều thuốc” làm điêu đứng lòng dân khởi nguồn từ những văn bản của quận Hoàn Kiếm?!

Các bị cáo đã sử dụng văn bản của UBND quận Hoàn Kiếm để gây lòng tin cho người dân, khiến họ cho rằng Công ty Hồng Hà là chủ đầu tư dự án và được huy động vốn nên đã kí hợp đồng mua bán căn hộ, hợp đồng góp vốn, đặt cọc…

 

>> Bị hại vụ lừa đảo dự án dãn dân phố cổ Hà Nội yêu cầu làm rõ hơn 100 tỷ đồng góp vốn hiện đang ở đâu?

 

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại KĐT mới Việt Hưng năm trong nội dung đề xuất hình thành các dự án thuộc “Đề án giãn dân phố cổ” do UBND quận Hoàn Kiếm cùng các đơn vị tư vấn soạn thảo.

Ngày 14/6/2000, UBND TP Hà Nội có văn bản giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư dự án. Nguồn vốn huy động từ nguồn đối ứng trước để thực hiện, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn sau khi UBND quận bố trí bán nhà cho người dân phố cổ, tổng ước tính khoản 4 nghìn tỷ đồng.

Thông quan mối quan hệ xã hội, Nguyễn Đức Thắng đã tiếp thị và môi giới cho Công ty phát triển kinh tế Hà Nội do Nguyễn Đức Lợi – em trai Thắng làm TGĐ với UBND quận Hoàn Kiếm để thực hiện dự án.

 

QĐ 588 của quận Hoàn Kiếm trả lời Cty Hà Nội về việc xin chủ trương đầu tư dự án.

 

Qua đó, ngày 7/9/2009, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm – Hoàng Công Khôi đã kí văn bản 558 gửi Công ty Hà Nội với nội dung: “UBND quận Hoàn Kiếm đồng ý chấp thuận cho công ty được bỏ toàn bộ kinh phí xây dựng 1.800 căn hộ phục vụ giãn dân phố cổ tại KĐT mới Việt Hưng.

Ngày 3/11/2009, TP Hà Nội có QĐ thu hồi 11,12ha của Công ty phát triển Nhà và đô thị giao quận Hoàn Kiếm khẩn trương thực hiện đề án.

2 ngày sau đó (5/11/2009) Chủ tịch quận Hoàn Kiếm ra QĐ 3465 giao Cty Hà Nội thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị xây dựng dự án. Ngày 10/11/2009, UBND quận Hoàn Kiếm có biên bản xác nhận trách nhiệm của Cty Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm về việc bỏ vốn thi công dự án, đồng thời lập biên bản giao ranh rới khu đất và hồ sơ tài liệu liên quan dự án.

Tuy nhiên, theo cáo trạng VKSND TP Hà Nội, trước, trong và sau khi thực hiện những việc làm trên thì UBND quận Hoàn Kiếm đã không báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBDN thành phố Hà Nội.

Từ những văn bản trên, Nguyễn Đức Thắng đã môi giới cho UBND quận Hoàn Kiếm nhân vật Trần Ứng Thanh là TGĐ Công ty CP VLXD và XNK Hồng Hà thực hiện dự án, để cùng ăn chia phần trăm.

Ngày 23/8/2010, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm – Lâm Quốc Hùng đã có văn bản 1917 thay thế QĐ 3465, giao cho Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị dự án thay cho công ty Hà Nội.

 

Các đối tượng đã lợi dụng văn bản 592 để gây lòng tin cho nhiều khách hàng.

 

Cùng ngày, quận Hoàn Kiếm ban hành văn bản 592 về việc chấp thuận đề nghị của Cty Hồng Hà về việc xin được hưởng một số ưa đãi trong dự án như được mua 50 căn hộ chung cư cao tầng, đồng ý về mặt nguyên tắc cho công ty Hồng Hà được sử dụng kinh doanh với tỷ lệ 15% căn hộ trên tổng dự án mà Cty bỏ toàn bộ vốn đầu tư xây dựng nhà ở.

Cũng chính những văn bản này đã làm “động lực” cho Trần Ứng Thanh và Nguyễn Quốc Xương gây lòng tin cho khách hàng khiến họ lầm tưởng rằng, Công ty Hồng Hà là chủ đầu tư  dự án và được phép huy động vốn cho dự án, nên đã ký hợp đồng mua bán căn hộ, hợp đồng góp vốn, đặt cọc.

Từ ngày 1/9/2010 đến 22/4/2011, sau khi quận Hoàn Kiếm phát hiện sự việc và có văn bản thông báo hủy bỏ văn bản 592, Công ty Hồng Hà đã kí HĐ góp vốn với 40 khách hàng và ngấm ngầm ký hợp đồng, phụ lục HĐ, nhận đặt cọc với 104 lượt người. Tính tổng đến ngày 28/5/2012 là 144 lượt người góp vốn với số tiền hơn 169 tỷ đồng…

Ngày 26.1, TAND TC tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo liên quan đến đề án giãn dân phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2 ngày xét xử, kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên giữ nguyên án sơ thẩm.

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Trần Ứng Thanh, sinh năm 1947, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng & xuất nhập khẩu Hồng Hà, gọi tắt là Công ty Hồng Hà; Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1955, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển kinh tế Hà Nội, gọi tắt là Công ty Hà Nội; Nguyễn Quốc Xương, sinh năm 1958, nguyên Phó Giám đốc Công ty Hồng Hà và Nguyễn Đức Thắng, sinh năm 1950, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội.

Đáng chú ý, lần xử này, bị cáo Trần Ứng Thanh, hầu tòa trên xe lăn. Bị cáo này sức khỏe yếu nên HĐXX cho phép ngồi trả lời. Sau quá trình xét xử phúc thẩm, Tòa đã tuyên án phạt giữ nguyên y án sơ thẩm: bị cáo Thanh và Thắng cùng lĩnh án tù chung thân, bị cáo Lợi lĩnh 18 năm tù và bị cáo Xương bị phạt 13 năm tù. Ngoài án phạt tù, các bị cáo còn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.

Trao đổi với phóng viên ngoài hành lang phiên tòa, Luật sư Trần Văn Tạo, đoàn luật sư TP. HCM người bảo vệ quyền lời cho Trần Ứng Thanh cho biết: Theo thông tư 01 liên tịch của bộ công an, của VKSTC và tòa án tối cao tại điều 4 quy định: “nếu như xác định tư cách người tham gia tố tụng không đúng gây xâm hại nghiêm trong đến quyền lợi người tham gia tố tụng thì đó là vi phạm thủ tục tố tụng. Nếu ở giai đoạn Kiểm sát thì KS phải trả hồ sơ để bổ sung. Nếu ở giai đoạn tòa sơ thẩm thì tòa phải trả hồ sơ lại để bổ sung và giai đoạn phúc thẩm thì phải hủy án để điều trả lại”. Chính vì vậy, theo Luật sư Tạo vụ án này đang ở tình trạng có nhiều vi phạm. Trách nhiệm của Hồng Hà rõ ràng là có. Tuy nhiên, trước đó, phía Ủy ban quận Hoàn Kiếm có những văn bản, chính từ những văn bản này đã khiến cho người dân tin tưởng nên đã góp vốn vào. 

Trách nhiệm quận Hoàn Kiếm lại không đưa ra xét xử trong vụ án này mà đưa ra xét xử vụ án khác. Cho nên theo tôi không đảm bảo tính khách quan của vụ án - Luật sư Tạo nói thêm.

Một vấn đề trong vụ án khiến người dân tham gia ký hợp đồng mua căn hộ bức xúc là tư cách tham gia tố tụng của họ. Các luật sư bào chữa cho 70/144 bị hại cho rằng: Những người dân ký hợp đồng góp vốn, đặt cọc, mua bán căn hộ với Công ty Hồng Hà là hợp pháp, họ ký với những người có trách nhiệm trong công ty, có hóa đơn, chứng từ, có đóng dấu của công ty. Chính vì thế trong vụ án này những khách hàng phải được xác định tư cách là nguyên đơn dân sự, còn Công ty Hồng Hà là bị đơn dân sự, chứ không phải là bị hại của những bị cáo đang bị truy tố.


Thành Vinh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top