Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 5 năm 2016 | 11:48

Vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở cảng Đà Nẵng: Không đủ căn cứ để buộc tội, Tòa tiếp tục trả hồ sơ

Mặc dù VKSND tối cao hai lần ra quyết định truy tố, chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án xét xử, nhưng cả 2 lần đưa vụ án ra xét xử, TAND TP Đà Nẵng đều phải trả hồ sơ do chưa đủ bằng chứng để buộc tội.

>> Vụ án “buôn lậu” tại cảng Đà Nẵng: Vật chứng bị bán khi đang điều tra?!

>> Vật chứng bị bán khi đang điều tra?!”: Cơ quan tố tụng vi phạm luật?

>> Đề nghị làm rõ trách nhiệm trong vụ “buôn lậu” 535m3 gỗ trắc ở cảng Đà Nẵng

>> Tan nát những phận người!

Toàn cảnh hội trường xử án.

Tòa “bó tay” không có căn cứ buộc tội

Như thông tin đã phản ánh, vụ “buôn lậu” gỗ xảy ra tại cảng Đà Nẵng do Cty Ngọc Hưng (Quảng Trị) thực hiện, gỗ có nguồn gốc xuất xứ từ Lào về Việt Nam, gọi là “tạm nhập tái xuất” sang nước thứ ba là Hồng Kông (Trung Quốc) đến nay đang có nhiều tình tiết mới, mà cụ thể là tại các phiên tòa xét xử, với lập luận sắc bén của các luật sư, những trả lời rõ ràng, minh bạch của các bị cáo, những chứng cứ buộc tội mà cáo trạng VKS truy tố đã không đủ căn cứ để Hội đồng xét xử có thể tuyên án. Vụ việc xảy ra từ năm 2011 đến nay đã 6 năm, nhưng các cơ quan tố tụng vẫn “như gà mắc tóc”, chưa tìm ra được “nút thắt” của vụ án.

Cụ thể, tại phiên tòa sáng 6/5/2016 tại TP. Đà Nẵng, là phiên tòa thứ 2 do TAND TP Đà Nẵng mở ra sau lần đầu phải trả hồ sơ vì không đủ căn cứ buộc tội. Với những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, với những gì diễn biến tại phiên tòa, có thể thấy đây là vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho 1 doanh nghiệp, cho 1 doanh nhân, đó là Cty Ngọc Hưng (Quảng Trị), do bà Trần Thị Dung làm giám đốc, ông Trương Huy Liệu làm Phó giám đốc, người trực tiếp chịu trách nhiệm chính trước pháp luật..

Luật sư  Nguyễn Trường Thành, Đoàn luật sư Cần Thơ

Sau khi bản cáo trạng được thông qua, Tòa tạo điều kiện các bị cáo Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung, Đỗ Ý Nhi, Lê Xuân Thành, Đỗ Danh Thắng được trình bày, đến những câu hỏi đặt ra của các vị luật sư. Luật sư Nguyễn Trường Thành thuộc VP Luật sư Vạn Lý tại Cần Thơ hỏi bị cáo Trương Huy Liệu về nguồn gốc lô xuất xứ của lô hàng được bị cáo Trương Huy Liệu trả lời ngắn gọn: “Từ Lào, không hề có bất kỳ một thanh gỗ nào của rừng Việt Nam cả…”, Luật sư Trường Thành hỏi tiếp: “Khi nhập khẩu lô hàng trên về cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) ông đã sử dụng tờ khai là giấy tờ giả….?”. Bị cáo Liệu trả lời: “Giấy tờ thật mới được Hải quan của khẩu cho làm thủ tục và nộp thuế đầy đủ đúng với pháp luật quy định”. Một luật sư trong các đoàn luật sư khác hỏi bị cáo Lê Xuân Thành, nguyên cán bộ Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Thương mại tỉnh Quảng Trị: “Hồ sơ kê khai lô hàng nhập khẩu 535,8m3 gỗ của Cty Ngọc Hưng thật hay giả?”. Bị cáo Lê Xuân Thành trả lời: “đó là bộ hố sơ đúng với pháp luật quy định vì thế đó là bộ hồ sơ thật…”.  Cứ lần lượt phần tranh tụng giữa Hội đồng xử án, Chủ tọa phiên tòa, các đoàn luật sư với các bị cáo và những người liên quan được hỏi đáp minh bạch, rõ ràng, dân chủ. Đối với KSV giữ quyền công tố không hề tranh luận bất kỳ một ý kiến nào mặc dù chủ tọa phiên tòa nhiều lần đề nghị nhưng tất cả đều từ chối, không tham gia ý kiến.

Tại phiên tòa, đại diện VKS giữ quyền công tố đã không có ý kiến gì để bảo vệ quan điểm truy tố của mình. Còn đối với vị đại diện cho Tổng cục Hải quan, đơn vị ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu gỗ ông Phạm Văn Minh (Đội phó Chống buôn lậu miền Trung), khi tòa hỏi, luật sư hỏi, ông hầu như không trả lời.

Các đoàn luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Sau khi để các bên tranh tụng, nhận thấy vụ án có nhiều điểm chưa rõ, Hội đồng xét xử đã phải hội ý. Sau 15 phút hội ý, Hội đồng xét xử đã phải tuyên trả hồ sơ vụ án trở lại VKS để điều tra bổ sung, vì với những chứng cứ và diễn biến tại phiên tòa, đã không thể kết tội các bị cáo như cáo trạng VKS đã truy tố.

Như các bài báo trước chúng tôi đã phân tích, việc khởi tố, truy tố các bị cáo về các tội danh như đã nêu là chưa đảm bảo, có dấu hiệu oan sai. Cụ thể: cáo trạng của VKSND tối cao chủ yếu quy vào hai tội chính để khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng liên quan đó là Cty Ngọc Hưng làm hồ sơ giả, tài liệu để nhập khẩu số gỗ không rõ nguồn gốc; Trương Huy Liệu đã phạm tội buôn lậu tại điểm A, khoản 4, Bộ luật Hình sự, còn đối với bà Trần Thị Dung đã có hành vi góp sức cho Trương Huy Liệu ký các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục nhập khẩu lậu gỗ không có nguồn gốc xuất xứ, sau đó làm giả hồ sơ để xuất khẩu gỗ lậu sang Hồng Kông (Trung Quốc), hành vi của Trần Thị Dung đã phạm tội “buôn lậu” quy định tại điểm A, khoản 4, Diều 153 Bộ luật hình sự, đối với Đỗ Ý Nhi và Lê Xuân Thành là công chức Hải Quan Chi cục Hải quan cảng Cửa Việt được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng gỗ đã không làm đầy đủ trách nhiệm được giao, không phát hiện được hành vi buôn lậu của Cty Ngọc Hưng. Hành vi của bị can của Đỗ Ý Nhi, Lê Xuân Thành phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 2, điều 283 Bộ Luật hình sự. Còn đối với Đỗ Danh Thắng là Chi cục Trưởng Hải quan cảng Đà Nẵng được giao nhiệm vụ tổ chức việc khám xét theo thủ tục hành chính đối với lô hàng gỗ xuất khẩu không thực hiện về trình tự thủ tục, hành vi của bị can Đỗ Danh Thắng đã phạm tội thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản2 điều 285, Bộ luật Hình sự.

Hội đồng xét xử. 

Nhưng thực tế, Cục Hải quan Quảng Trị đã khẳng định hồ sơ lô hàng gỗ nhập khẩu của Cty Ngọc Hưng là hợp pháp. Do đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi nhập khẩu gỗ này không làm trái các quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam, doanh nhân Trương Huy Liệu không có hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, việc khởi tố, truy tố những người liên quan trong vụ án là việc làm thiếu khách quan của cơ quan tiến hành tố tụng, tang vật vụ án là 535m3 trắc quý hiếm bị bán với giá thấp…

Phân tích rõ hơn: Nếu xác định gỗ của Cty Ngọc Hưng là không rõ nguồn gốc để khởi tố tội buôn lậu, thì tại Công văn số 231/C46 ngày 6/6/2012 của cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ công an) đã khẳng định “sai phạm này không trái những với quy định của Nhà nước về công tác quản lý xuất nhập khẩu những sản phẩm này. Do vậy chưa đủ điều kiện cấu thành tội buôn lậu quy định tại điều 153- BLHS…”. Tại Công văn số 421/C44-P4 ngày 30/7/2014 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an cũng khẳng định chuyển tiền sang Lào mua bán công khai: “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an C44 thấy lời khai của Trương Huy Liệu và Trần Thị Dung về việc đã chuyển tiền sang Lào để thanh toán tiền cho lô gỗ trắc, giáng Hương là có cơ sở…”. Ngay cả đối tác bên Lào, là Ngân hàng Phông Sạ Vẳn (chi nhánh Sa Vắn Nà Khệt)m cũng xác nhận Cty Ngọc Hưng có chuyển tiền vào tài khoản của người cháu của ông Liệu với số tiền 648.000 USD. Về thủ tục nhập khẩu gỗ, trực tiếp Bộ Tài chính cũng đã có công văn xác nhận “khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, cơ quan Hải quan không yêu cầu phải  xuất trình hồ sơ nhập khẩu của lô hàng từ nước xuất khẩu”…

Do đó, đối chiếu với những ưu đãi mà pháp luật Việt Nam dành cho mặt hàng gỗ nhập khẩu, cũng như với những hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhập khẩu lô gỗ từ Lào về Việt Nam của Cty Ngọc Hưng, thấy đây là hoạt động kinh doanh không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất - nhập khẩu mặt hàng gỗ. Việc khởi tố, truy tố các bị cáo Liệu, Dung về tội buôn lậu không đảm bảo cấu thành buộc tội của tội buôn lậu, từ đó việc khởi tố, truy tố các bị cáo nguyên là cán bộ Hải quan có liên quan đến vụ việc này là chưa thuyết phục.

Với những gì đã phân tích, có thể thấy, vụ án này có dấu hiệu oan, sai, khi cơ quan tố tụng cố tình khởi tố, truy tố bằng được các bị cáo. Không những thế, với tiến trình tố tụng đã thực hiện trong 5 năm qua, cùng với việc tịch thu, xử lý lô hàng gỗ “khủng”, bán thanh lý với “giá bèo” khi không được phép bán, đã cho thấy cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lạm quyền và ra các quyết định trái pháp luật.

Nhóm PV 

         

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top