Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 7 năm 2017 | 8:0

Vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở Quảng Trị: Ban Dân nguyện vào cuộc

KTNT - Vụ án Công ty TNHH Ngọc Hưng  “buôn lậu” 535,8m3 gỗ trắc đã kéo dài gần 7 năm, Tòa án sơ thẩm TP.Đà Nẵng hai lần đưa ra xét xử không thành, buộc trả hồ sơ yêu cầu cơ quan tố tụng điều tra bổ sung chứng cứ phạm tội. Đặc biệt nghiêm trọng là, án chưa xử nhưng vật chứng bị cơ quan tố tụng bán tẩu tán. Thường vụ Quốc hội đã cử Ban Dân nguyện Quốc hội vào cuộc làm rõ.

>> Vụ án “buôn lậu” 535,8m3 gỗ: Không đủ căn cứ để buộc tội, Tòa tiếp tục trả hồ sơ

>> Vụ án “buôn lậu” tại cảng Đà Nẵng: Vật chứng bị bán khi đang điều tra?!

>> Vật chứng bị bán khi đang điều tra?!”: Cơ quan tố tụng vi phạm luật?

>> Đề nghị làm rõ trách nhiệm trong vụ “buôn lậu” 535m3 gỗ trắc ở cảng Đà Nẵng

>> Tan nát những phận người!

Vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở Quảng Trị còn nhiều uẩn khúc.

Vi phạm hình sự hay hành chính?

Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh việc Công ty TNHH Ngọc Hưng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đang ăn nên làm ra, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật thì bị khởi tố vì cho rằng “buôn lậu” 535,8m3 gỗ trắc nhập khẩu từ Lào. Người ức chế treo cổ tự vẫn, kẻ mất chức, người bị cầm tù, người bị cấm ra khỏi nơi cư trú, doanh nghiệp cấm hoạt động…

Sau 3 năm tố tụng, TAND TP. Đà Nẵng đã 2 lần đưa vụ án ra xét xử. HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ các nội dung: Nguồn gốc lô gỗ, vật chứng vi phạm,  mâu thuẫn trong các bản giám định khối lượng lô gỗ, dấu búa kiểm lâm đóng trên lô gỗ và hơn 2,2 tỷ đồng chi phí bốc dỡ, lưu bãi mà cơ quan hải quan yêu cầu được chi trả từ tiền bán lô gỗ...

Trước phiên tòa, nhiều cơ quan báo chí, cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và PTNT), C46 (Bộ Công an), Cục Hải quan Quảng Trị đã nhiều lần có công văn khẳng định, doanh nghiệp không vi phạm hình sự mà chỉ vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay, vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử, bởi cả hai bản cáo trạng đều nguyên như cũ.

Nhiều uẩn khúc

Sau khi nghe đoàn Quốc hội (QH) của tỉnh Quảng Trị phản ánh về vụ án oan sai xảy ra trên địa bàn tỉnh, Ban Dân nguyện QH đã tổ chức cuộc họp liên ngành với sự tham gia của các cơ quan chức năng để kiến nghị tiếp tục làm sáng tỏ về vấn đề oan sai, để xử lý công tâm trước pháp luật. 

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Quảng Trị, cho rằng, vụ án để quá lâu, làm mất lòng tin của nhân dân, thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp. Những buổi tiếp xúc cử tri, tiếp dân không chỉ doanh nghiệp Ngọc Hưng mà nhiều doanh nghiệp khác cũng đưa việc này ra đề nghị đoàn đại biểu QH tỉnh có ý kiến trước QH để sớm làm sáng tỏ, giải quyết dứt điểm. Kết luận của cơ quan điều tra cho là tội buôn lậu, nhưng ngược lại gỗ được nhập khẩu từ Lào về qua cả 2 cửa khẩu chính Lào và Việt Nam, doanh nghiệp đều hoàn tất các thủ tục quy định của pháp luật, kê khai nộp thuế đầy đủ được phép tiếp tục xuất sang nước thứ 3, thì phải chứng minh cho có lý là buôn lậu ở đâu? Việc định giá và bán đấu giá lô gỗ của doanh nghiệp khi án đang trong thời kỳ điều tra có đúng quy định của pháp luật?...

Đại diện cơ quan điều tra khẳng định, trung thành với kết luận điều tra và hồ sơ vụ án, không thể nói là không buôn lậu. Ngoài kết luận giám định còn có lời khai của người làm chứng, người bị hại và đối tượng. Việc tòa án yêu cầu điều tra bổ sung không làm thay đổi bản chất. Việc bán đấu giá vật chứng theo đúng điểm d, khoản 2, Điều 75 và khoản 3, Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự. Gỗ trắc là hàng hóa khó bảo quản và mau hỏng.

Về việc vụ án kéo dài liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp, nhưng Lào, Trung Quốc đến nay vẫn chưa trả lời.

Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về vật chứng mau hỏng, bao gồm: “1. Thực phẩm tươi sống dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; 2. Hàng hóa dễ cháy nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng); 3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; 4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; 5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, lễ Tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng”. Nếu chiếu theo quy định trên thì gỗ trắc không thuộc vật chứng xa xỉ mau hỏng mà phải bán tháo.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân, việc điều tra số xe vận chuyển không có hợp đồng là không quan trọng, có hợp đồng hay hợp đồng miệng là quyền của doanh nghiệp. Hơn nữa, trước đây Tổng cục Hải quan chuyển cho C46 điều tra thì C46 trả lời không có yếu tố để quy vào tội buôn lậu. Theo Nghị định 12 mà Tổng cục Hải quan hỏi Bộ Công Thương thì bộ này cũng trả lời không cần điều tra bên Lào, doanh nghiệp của nước xuất chỉ chịu trách nhiệm với nước Lào và doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm theo pháp luật Việt Nam.

Ban Dân nguyện Quốc hội lên tiếng!

Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phân tích, Cơ quan điều tra nói không sai và viện dẫn Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đây là vật chứng mau hỏng, khó bảo quản nhưng Nghị định số 18/2002-NĐ/CP và Nghị định số 70/2013-NĐ-CP của Chính phủ không có quy định gỗ thuộc loại này. Về thời hạn tố tụng dài, chiếu theo luật là vi phạm. Bút phê của lãnh đạo cũng không rõ là cho bán mà chỉ nêu xử lý đúng quy định của pháp luật và kết luận của liên ngành. “Có 2 ý chốt lại là thời gian và việc bán vật chứng theo Điều 75 và Điều 76, Bộ luật Tố tụng hình sự thì chúng tôi rất băn khoăn, còn những việc khác thì công lý sẽ ở tòa. Chúng tôi chỉ yêu cầu là đảm bảo pháp luật được thực thi, công bằng, nghiêm minh để người dân tâm phục khẩu phục”, bà Nguyễn Thanh Hải khẳng định.

Đại diện TAND TP.Đà Nẵng cho biết, để hồ sơ lâu không phải do tòa án mà tòa đã trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng 2 năm sau các cơ quan mới trả lại tòa. Đây là vụ án phức tạp, nếu xét xử mà dẫn đến oan sai thì tòa phải chịu trách nhiệm nên phải rất thận trọng.

Được biết, vụ án dự kiến tiếp tục được đưa ra xét xử công khai tại TAND TP.Đà Nẵng vào đầu tháng 8/2017.

Nhóm PVHT

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top