Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 8 năm 2017 | 8:4

Vụ buôn lậu gỗ trắc lớn nhất miền Trung: Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung

Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên trả hồ sơ vụ buôn lậu gỗ trắc, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ một số tình tiết phát sinh mới.

>> Vụ án "buôn lậu" gỗ trắc ở Quảng Trị: ​“Xin đừng trả lại hồ sơ!”

>> Vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở Quảng Trị: Mong xét xử công tâm!

>> TAND TP .Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở Quảng Trị

>> Vụ án “buôn lậu” gỗ trắc ở Quảng Trị: Ban Dân nguyện vào cuộc

Sáng 14/8, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ 4 vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng, trụ sở tại tỉnh Quảng Trị, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ một số tình tiết phát sinh mới.

Sau một thời gian hội ý, Hội đồng xét xử xét thấy, qua các tài liệu, hồ sơ chứng cứ của vụ án và qua phần xét hỏi tại phiên tòa đã phát sinh nhiều tình tiết mới, mâu thuẫn với các lời khai và chứng cứ trước đó.

vi sao toa lai tra ho so vu buon lau go trac lon nhat mien trung hinh 1
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 14/8.

Lô hàng gỗ của Công ty TNHH Ngọc Hưng mà bị cáo Trương Huy Liệu (Phó Giám đốc Công ty Ngọc Hưng) đã xuất trình hồ sơ nhận về cùng một loại gỗ như nhau, cùng một ngày và cùng thủ tục hải quan. Nhưng lô hàng gỗ trong vụ án này (lô hàng 614m3 gỗ của Công ty ông Trương Huy Liệu nhập từ Lào về qua cửa khẩu Lao Bảo) thì bị bắt giữ và cho rằng đó là hàng lậu. Còn lô hàng gỗ kia lưu giữ ở hai kho, sau thời gian điều tra 2 năm, cơ quan chức năng đã trả lại cho Công ty Ngọc Hưng do xác định không có vi phạm. Như thế là mâu thuẫn và cần phải làm rõ.

Vấn đề thứ hai, quá trình xét hỏi tại phiên tòa cho thấy, việc cán bộ của Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan yêu cầu sửa lại biên bản khám xét toàn bộ lô hàng được lập biên bản vào ngày 14/3/2012. Việc thu giữ lô hàng không lập biên bản thu giữ, không giao biên bản vi phạm đó cho Công ty Ngọc Hưng. Việc bán đấu giá lô hàng gỗ cũng không thông báo cho Công ty Ngọc Hưng.

Theo Hội đồng xét xử, tất cả những vấn đề này cần phải điều tra làm rõ. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan vụ án, quá trình điều tra bổ sung trước đây nhưng chưa được làm rõ như: biên bản lời khai ngày 20/5, về biên bản giám định gỗ, về tính pháp lý của biên bản khám xét ngày 24/3, việc bán đấu giá lô hàng... Một số vấn đề khác cũng chưa rõ ràng. Do đó, căn cứ điều 179, 199, Bộ luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Đây là vụ án buôn lậu gỗ trắc lớn nhất miền Trung, kéo dài từ cuối năm 2011 đến nay. Trải qua 4 lần xét xử nhưng nhiều tình tiết của vụ án vẫn chưa được điều tra, làm rõ.

Phiên tòa đã thu hút sự quan tâm của dư luận bởi các bị cáo trong vụ án này đã liên tục kêu oan trong gần 6 năm qua. Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến đề nghị sớm xét xử, kết thúc vụ án.

Do tính chất phức tạp của vụ án nên lần này, ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có mặt và theo dõi, giám sát việc xét xử vụ án.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 17/12/2011, Công ty Ngọc Hưng nhập lô gỗ 614 m3 từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo về Việt Nam. Sau đó, lô gỗ này được làm thủ tục hải quan tại cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị để xuất đi Trung Quốc. Tuy nhiên, khi lô hàng được vận chuyển đến cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng để xuất khẩu thì bị Công an quận Ngũ Hành Sơn phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm nên chuyển cho Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xử lý.

Tiếp đó, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục hải quan vào cuộc điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (C46, Bộ Công an). Nhưng C46 đã có công văn kết luận vụ việc của Công ty Ngọc Hưng chưa đủ yếu tố để cấu thành tội buôn lậu. Hồ sơ vụ án được trả về Tổng Cục Hải quan.

Sau đó, hồ sơ lại tiếp tục được chuyển sang Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44, Bộ Công an). Qua điều tra, C44 đã ra quyết định khởi tố bị can Trương Huy Liệu – Phó Giám đốc và vợ là Trần Thị Dung, Giám đốc Công ty Ngọc Hưng về tội buôn lậu.

Các bị cáo là công chức hải quan bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Đỗ Lý Nhi, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt, Lê Xuân Thành, nguyên cán bộ thuộc Chi cục Hải quan khu thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Đỗ Danh Thắng, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng./.

Theo Thanh Tuấn/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top