Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 7 năm 2016 | 4:15

Vụ Chủ tịch UBND xã mượn hồ sơ để rút tiền ngân sách: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm

Ngày 14/7, UBKT Huyện ủy Hậu Lộc (Thanh Hóa) ra quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Đỗ Văn Tám, Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc. Được biết, Công an huyện Hậu Lộc cũng đã vào cuộc làm rõ những nội dung báo chí phản ánh.

>>Thanh Hóa: Chủ tịch UBND xã mượn hồ sơ để rút tiền ngân sách

Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Đỗ Văn Tám, bhó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc.

Theo đó, UBKT Huyện ủy Hậu Lộc sẽ kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Đỗ Văn Tám , Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với việc chỉ đạo thực hiện cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao giai đoạn 2009 - 2013 và thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt phân bổ kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra do UBKT Huyện ủy ban hành.

Cần làm rõ có hay không việc UBND xã Cầu Lộc, Công ty Đại Lộc, Phòng NN&PTNT, Kho bạc huyện thống nhất “ngầm”  mượn hồ sơ để rút gần 1 tỷ đồng tiền hỗ trợ, sau đó trích lại phần trăm cho nhau. 

Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn phản ánh để rút được tiền hỗ trợ đường giao thông nội đồng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, ông Đỗ Văn Tám - Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc đã hợp thức bằng cách lấy hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật (gọi tắt là hồ sơ thiết kế) của Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng Đại Lộc rút gần một tỷ đồng tiền từ ngân sách Nhà nước. Điều đáng nói là gần một nửa số tiền hỗ trợ nói trên đã bị ông Tám chi vô tội vạ khiến người dân bức xúc.

Trong báo cáo của UBND xã Cầu Lộc đều khẳng định chiều dài của 5 tuyến đường là 4,193km nhưng khi làm tờ trình gửi lên huyện ông Tám lại khai lên 4,564km. Khó hiểu hơn, liên phòng NN&PTNT,  TCKH về kiểm tra nhưng không phát hiện ra?!

Cụ thể, tại hội nghị thống nhất chi trả tiền hỗ trợ cho các làng diễn ra ngày 28/8/2015, ông Tám đọc công khai các khoản chi (nhiều đảng viên đã ghi lại được) gồm: lập dự toán thiết kế gần 270 triệu đồng (5 tuyến), thẩm định 25 triệu đồng, Phòng Nông nghiệp 23 triệu đồng, Kho bạc 20 triệu đồng, tổng số tiền chi hết 335 triệu đồng, số còn tiền còn lại mới chia về cho các làng.

Làm việc với phóng viên, ông Đỗ Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc thừa nhận, đúng là đường các làng tự làm, xã đã trình hồ sơ các thôn lên huyện nhưng không được hỗ trợ vì không có tính pháp lý. Do vậy, xã phải lấy hồ sơ của Công ty Đại Lộc mới có tính pháp lý, mới rút được tiền hỗ trợ.

Nhiều khoản chi như: lập dự toán thiết kế gần 270 triệu đồng, thẩm định 25 triệu đồng, Phòng Nông nghiệp 23 triệu đồng, Kho bạc 20 triệu đồng, ông Tám đọc công khai ngày 28/8/2015, nhiều đảng viên ghi lại được.

Trao đổi về các khoản chi, ông Tám cho biết, tổng số 775,880 triệu đồng xã đã chi 269.275.000 đồng cho tư vấn; thẩm tra 22 triệu đồng; Phòng Nông nghiệp 23 triệu đồng; chi khác 20.500.000 đồng; còn lại 441.105.000 đồng xã chia lại cho các làng.

Giải thích về việc chi 23 triệu đồng cho Phòng Nông nghiệp là tiền gì, ông Tám cho biết, đây là tiền phí, tiền giấy tờ, xã nào cũng phải làm như vậy. Khi hỏi hóa đơn, ông Tám cho biết, đưa tiền mặt cho phòng không có hóa đơn.

 Tại buổi làm việc với phóng viên, ông Tám cho biết, đã chi  23 triệu đồng chi cho Phòng Nông nghiệp huyện nhưng không có biên lai.

Mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư thôn Cầu Thọ, Trưởng ban kiến thiết làng Cầu Thôn, cho biết: “Ngày 15/7, Công huyện Hậu Lộc có về trao đổi với tôi vụ việc mà tôi đã trao đổi với báo chí trước đó. Tôi có hỏi đồng chí công an làm gì mà phải gấp gáp vậy, đồng chí cho biết đây là lệnh của Trưởng công an huyện, phải khẩn trương vì báo chí đã vào rồi. Khi làm việc, đồng chí công an hỏi về những nội dung mà tôi đã trao đổi với báo chí có đúng hay không?”.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin về vụ việc.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top