“Liên tiếp 10 tháng bị thanh tra về công tác bảo vệ môi trường là thời gian quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, vì vừa oằn mình chống dịch để bảo đảm cho sản xuất, vừa phục vụ đoàn thanh tra”, ông Huỳnh Xuân Sang, Giám đốc Công ty TNHH Quang Sơn cho biết.
“Đây là phân xưởng cơ khí sửa chữa thiết bị của công ty, hoạt động này diễn ra thường xuyên trong ngày nên dầu mỡ dính lên sàn là chuyện bình thường. Ngoài ra, sau giờ làm việc, cuối ngày tổ tạp vụ mới đi thu gom phế liệu, lấy giẻ lau chùi dầu mỡ trên sàn rồi đưa vào lò hơi để đốt. Nhưng không hiểu sao đoàn thanh tra lại kết luận là công ty không thu gom chất thải. Hoặc đối với một hành vi khác, Thanh tra Sở TNMT nêu nước thải lâu ngày thẩm thấu và di chuyển trong diện tích đất của công ty rồi chảy ra ngoài đất của người dân (khu vực này có khoảng 5 sào ruộng lúa nước của người dân trồng ở triền đồi), trong khi trước đó các cơ quan có thẩm quyền đã xác định công ty không xả thải ra bên ngoài, lượng nước có được để trồng lúa của người dân là mạch nước trên núi chảy thường xuyên chứ không phải nước thải của công ty. Ngoài ra, ngày 1/7/2021, ông Phạm Ngọc Hùng đi cùng với một anh Công an xã Hoà Quang Bắc bất ngờ cho xe múc vào công ty đào đất đá ở khu vực phía sau tường rào phía Nam của công ty giáp với khu vực trồng lúa của người dân để tìm ống xả thải nhưng không thấy gì”, ông Sang bức xúc kể.
“Ngày 27/10/2021, công ty đã có văn bản giải trình gửi đến UBND tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, khi UBND tỉnh Phú Yên chưa có ý kiến phản hồi, ông Phạm Ngọc Hùng tiếp tục lập biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính ngày 10/12/2021 đối với công ty. Ngoài ra, trong Quyết định thanh tra số 80/QĐ-STNMT không nêu địa điểm tranh tra; đoàn thanh tra lấy mẫu không lập biên bản lấy mẫu và niêm phong theo quy định của pháp luật, không có sự chứng kiến của đại diện của công ty và đại điện của cơ sở có nguồn xả thải là không minh mạch, không khách quan. Từ năm 2017 đến tháng 8/2020, Công ty TNHH Quang Sơn gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng như ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh nên hầu như ngưng sản xuất, một tháng chỉ làm vài ngày, có khi ngưng sản xuất một vài tháng. Khi vừa bắt đầu ổn định sản xuất thì liên tục tiếp, phục vụ đoàn thanh tra, kiểm tra. Trong đó có 6 tháng kiểm tra của cấp huyện, phối hợp với Sở TN-MT, Công an huyện Phú Hoà, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Phú Yên (từ đầu tháng 12/2020 đến 14/5/2021); 4 tháng thanh tra về công tác bảo vệ môi trường cấp cơ sở (từ ngày 25/5/2021 đến 27/9/2021) là một thời gian quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, vì vừa phải oằn mình chống dịch để bảo đảm an toàn cho sản xuất, vừa phục vụ đoàn thanh tra kể cả ban đêm, lẫn ngày nghỉ",ông Sang nói thêm.
“Bây giờ đã gần đến Tết Nguyên đán, nếu buộc chúng tôi đình chỉ hoạt động trong 2 tháng thì công ty sẽ không thể hoàn thành các đơn hàng đã ký và bị các đối tác phạt rất nặng, với giá trị lên đến 180 tỷ đồng. Quan trọng hơn, toàn thể nhân viên không có việc làm, không có lương, thưởng để họ lo Tết cho gia đình; không thể thu mua điều nguyên liệu cho nông dân... Do đó, chúng tôi khẩn thiết mong UBND tỉnh Phú Yên xem xét, làm rõ vụ việc, giải quyết một cách thấu tình đạt lý để công ty an tâm sản xuất”, ông Sang nói.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.