Hàng trăm hộ dân ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) ký hợp đồng khoán đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng chè) với doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 01/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ (thời gian 50 năm). Khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, công ty lại yêu cầu ký một hợp đồng mới “đè” lên hợp đồng ký trước kia làm mất quyền lợi của dân.
>> Người trồng chè bức xúc vì bị “ép” quyền lợi
>> Công ty CP chè Mỹ Lâm ra quyết định thu hồi đất sai thẩm quyền!
Theo ông Lương, việc 2 cty CP ra hợp đồng mới ký "đè" lên hợp đồng DN Nhà nước ký trước kia là đúng với quy định của pháp luật.
Cụ thể, từ năm 1999 đến năm 2003, Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Mỹ Lâm (khi đó còn là doanh nghiệp Nhà nước - PV) ký hợp đồng khoán đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng chè) cho các hộ dân ở huyện Yên Sơn theo Nghị định 01/NĐ-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ với thời gian 50 năm.
Ngày 8/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 135/2005/NĐ-CP, giảm thời gian giao khoán xuống còn 30 năm, thay thế cho Nghị định 01/NĐ-CP.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Tuyên Quang không có động thái điều chỉnh lại hợp đồng giao khoán đối với những hộ dân đã ký trước đó, cụ thể, không thu hồi diện tích hay hợp đồng đã giao khoán đối với các hộ dân đã ký theo Nghị định 01 thay thế bằng một hợp đồng mới theo Nghị định 135. Sau 4 năm (năm 2009), tỉnh này có quyết định cổ phần hóa Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Mỹ Lâm.
Năm 2013, tỉnh Tuyên Quang ra các Quyết định 117/QĐ-UBND ngày 3/5; Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 18/6; Quyết định 264/QĐ-UBND ngày 26/7 thu hồi diện tích của Công ty CP chè Mỹ Lâm giao lại cho chính Công ty CP chè Mỹ Lâm. Tương tự, ngày 23/7/2013, UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định 261/QĐ-UBND thu hồi chính diện tích đất của Công ty CP chè Sông Lô giao lại cho công ty này. Nhiều người cho rằng, đây là cách làm ngược, chỉ có ở Tuyên Quang.
Dựa trên các quyết định thu hồi, giao đất từ năm 2013, Công ty CP chè Sông Lô và Công ty CP chè Mỹ Lâm đã tự ra một hợp đồng mới ký “đè” lên hợp đồng mà doanh nghiệp Nhà nước ký trước đây với những điều khoản có lợi cho công ty khiến nhiều hộ dân bức xúc.
Để làm rõ vấn đề, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. Theo ông Phạm Văn Lương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, tổng số hộ dân đã ký hợp đồng nhận khoán với 2 công ty theo Nghị định 135 của Chính phủ là 779 hộ. Trong đó, Công ty CP chè Sông Lô ký với 450 hộ, diện tích 610ha; Công ty CP chè Mỹ Lâm 329 hộ, diện tích 176ha.
Liên quan tới Công ty CP chè Mỹ Lâm ra quyết định thu hồi đất sai thẩm quyền, ông Lương cho biết, sở đã yêu cầu công ty này thu hồi lại quyết định sai phạm. Tuy nhiên, khi hỏi về hướng xử phạt hành chính thì ông Lương lại chưa đưa ra được.
Trả lời phóng viên về việc UBND tỉnh Tuyên Quang ra quyết định thu hồi đất của Công ty CP chè Mỹ Lâm và Công ty CP chè Sông Lô rồi giao lại cho chính 2 công ty có đúng với quy định, ông Lương cho biết, thực hiện Nghị quyết 28 ngày 26/6/2003 của Bộ Chính trị; Nghị định 170 ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Thông tư 04/2005/TT-BTNMT, các quyết định nói trên đều đúng với quy định của pháp luật.
Cũng theo ông Lương, việc Công ty CP chè Mỹ Lâm và Công ty CP chè Sông Lô tự ra một hợp đồng ký “đè” lên hợp đồng mà doanh nghiệp Nhà nước ký trước đây là đúng quy định.
Nhiều ý kiến cho rằng, UBND tỉnh Tuyên Quang không thu hồi diện tích đất mà doanh nghiệp Nhà nước đã ký (theo Nghị định 01) với các hộ dân để thay thế bằng một hợp đồng mới (theo Nghị định 135) là chưa đúng. Đặc biệt, việc Công ty CP chè Mỹ Lâm và Công ty CP chè Sông Lô tự ra một hợp đồng ký “đè” lên hợp đồng mà doanh nghiệp Nhà nước ký trước đây cũng không đúng với quy định.
Trong cuộc họp báo do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, đại diện Tổng cục Đất đai cho biết, khi có Nghị định 135/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 01/NĐ-CP, UBND tỉnh Tuyên Quang cần thu hồi diện tích đã ký hợp đồng giao khoán cho các hộ dân theo Nghị định 01 để ký một hợp đồng mới điều chỉnh theo Nghị định 135. Việc Công ty CP chè Mỹ Lâm và Công ty CP chè Sông Lô ra hợp đồng mới ký “đè” lên hợp đồng mà doanh nghiệp Nhà nước ký trước kia là chưa đúng với quy định của pháp luật.
Thiết nghĩ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Tuyên Quang cùng các ngành chức năng cần vào cuộc làm rõ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.