Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2018 | 9:36

Vụ phá rừng ở Phú Yên: TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm

KTNT - TAND cấp cao tại Đà Nẵng vừa tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên đối với vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra ở xã Phú Mỡ, huyện Đông Xuân (Phú Yên) để điều tra lại đối với nhiều cán bộ thuộc huyện Đồng Xuân.

KTNT - Tại phiên phúc thẩm mới đây, TAND cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng, tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên để điều tra lại đối với hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của nhiều cán bộ thuộc huyện Đồng Xuân.

Các ông Cao Thanh Lương, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Phan Hóa, Mai Xuân Lợi (cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Xuân) và các ông So Bếp, La O Hóa, La O Hoa (cán bộ địa chính xã Phú Mỡ) đủ yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý gây ra vụ phá rừng quy mô lớn nói trên. Tòa cấp sơ thẩm không xét xử về hành vi này là đã bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

>> Khởi tố, bắt tạm giam cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân

>> Phú Yên: Hủy hoại rừng, cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện lãnh án 8 năm tù

Riêng đối với Phạm Xuân Trình, Hoàng Anh Khương, ngoài hành vi hủy hoại rừng còn có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai do lập hồ sơ xin giao đất rừng không đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trái quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm không tuyên hủy là thiếu sót.

Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2015, tại rừng Bình Ấm thuộc tiểu khu 83, 90 của xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, Phạm Xuân Trình (SN 1976, ngụ tại xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) đã lập hồ sơ khống xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 3 hộ dân La Mo Mang, La O Đấu, La Lan Dú (cùng ngụ thôn Phú Tiến, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân) với tổng diện tích 43ha tại tiểu khu 90 thuộc xã Phú Mỡ. Sau đó, Trình làm giả giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng của 3 hộ dân trên cho mình. Các cán bộ phòng TN-MT và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân dù không kiểm tra hiện trạng nhưng vẫn lập biên bản kiểm tra hiện trạng phản ánh không đúng thực tế để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xác nhận các thủ tục của 3 hồ sơ nói trên, trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận.

Vụ phá rừng ở huyện Đồng Xuân với quy mô lớn nhất từ trước đến nay
Vụ phá rừng ở huyện Đồng Xuân với quy mô lớn

Để tiếp tục hợp thức hóa diện tích đất rừng nói trên, Trình và Huỳnh Anh Khương (nguyên cán bộ phòng TN-MT huyện Đồng Xuân) sử dụng thông tin cá nhân của các hộ dân đứng tên La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo Hùng để lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và được UBND huyện Đồng Xuân cấp 4 giấy đỏ. Tiếp đó, Trình xin phép được phát dọn để trồng keo và được lãnh đạo xã Phú Mỡ đồng ý và tổ chức thuê người chặt phá 14,27ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất để lấy đất trồng cây keo.

Một số người dân ở địa phương thấy Trình phá rừng nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý nên cũng tổ chức lực lượng phát dọn rừng. Tổng diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất bị phá hoại là 108ha.

Cơ quan điều tra xác định ông Phạm Xuân Trình đã cấu kết với một số người, trong đó có ông Huỳnh Xuân Khương đã tích cực tham gia trong việc lập hồ sơ khống xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều lần đến khu vực rừng nói trên đo đạc, xác định ranh giới cho nhân công của Trình tiến hành chặt phá và nhiều lần đưa tiền cho Trình trả công chặt phá.

Theo Kết luận giám định của Giám định viên tư pháp Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, trong 109,9ha bị Trình, Khương, Kính và Thập chặt phá có 76,9ha đất chưa thành rừng có cây gỗ tái sinh và 25 ha rừng phòng hộ, 8ha rừng sản xuất của tiểu khu 83, 90 thuộc rừng Bình Ấm. Trong đó, Trình và Khương tổ chức chặt phá 6,27ha rừng phòng hộ, 8ha rừng sản xuất; Kính và Thập tổ chức chặt phá 18,73ha rừng phòng hộ.

Liên quan đến vụ phá rừng này, đầu tháng 10/2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với các ông Nguyễn Hồng Đức, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân; So Bếp, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ do thiếu trách nhiệm.

Tiếp đến, Huyện ủy, UBND huyện Đồng Xuân cũng đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, cách chức Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Xuân đối với ông Cao Thanh Lương; khai trừ Đảng, buộc thôi việc đối với ông Phan Văn Hóa, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện; kỷ luật cảnh cáo đối với ông La O Hóa, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ.

Ngay sau đó, từ ngày 15 đến 17/8/2017, TAND tỉnh Phú Yên đưa vụ án ra xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Huỳnh Anh Khương lãnh mức án 8 năm tù; Phạm Xuân Trình, La O Kính (39 tuổi, ngụ xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) cùng lãnh mức án 7 năm 6 tháng tù; La Lan Thập (32 tuổi, ngụ xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân) lãnh mức án 7 năm tù cùng về tội “Hủy hoại rừng”.

Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc các bị cáo bồi thường liên đới cho chủ rừng là UBND xã Phú Mỡ hơn 2,1 tỷ đồng.

Anh Thi
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top