Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 12 năm 2014 | 8:6

Vụ tiêu hủy gần 500 quả bom gas: Vạn Lộc cũng là nạn nhân của trò làm giả vỏ bình gas!

Liên quan đến việc gần 500 vỏ bình gas của nhiều hãng đang bị trôi nổi trên thị trường được “phù phép” thành nhãn hiệu gas Vạn Lộc, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, chính hãng gas Vạn Lộc cũng đang là nạn nhân của việc "cắt tai mài vỏ" chiếm đoạt vỏ bình.

Thủ đoạn “cắt tai mài vỏ” bình gas là vi phạm pháp luật hình sự!

Hàng trăm “quả bom gas” bị “phù phép” thành nhãn hiệu gas Vạn Lộc!

Bài 13: Truy tố Giám đốc Cty gas Điện Quang tội “kinh doanh trái phép”

Bằng thủ đoạn thu gom vỏ bình, rồi "phù phép" thành vỏ bình gas của mình bằng cách đập quai xách bình cũ để thay mới xóa dấu vết mã số, mài mòn tên hãng gas in nổi trên vỏ bình quét lại thành tên công ty khác, một số đối tượng đã biến hàng trăm vỏ bình gas của hơn 10 hãng khác nhau như Hồng Hà gas, TL gas, Venus gas, Total gas... thành nhãn hiệu của Công ty Gas Vạn Lộc. Hành vi trên đã bị cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ khi kiểm tra trên 2.000 vỏ gas của Công ty Vạn Lộc.

Sáng 2/12, tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, các cơ quan chức năng T.P Hà Nội gồm: Sở Công Thương, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an thành phố và Sở Tài chính  Hà Nội tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số bình gas trên. 


Gần 500 quả bom gas bị phù phép thành nhãn hiệu Vạn Lộc bị tiêu hủy

Theo đại diện của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, việc giả mạo và mài lại bình gas của các hãng khác rồi phân phối ra thị trường không những gây nguy hiểm mà còn là phương thức cạnh tranh không lành mạnh. Đơn vị làm giả chỉ cần đi thu gom bình kém chất lượng và hết hạn sử dụng với giá thấp, sau đó mất thêm chi phí để đưa về cắt gọt, mài... là có thể bơm gas bán ra thị trường với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với hãng khác.

Theo ông Trần Minh Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, hành vi “cắt tai mài vỏ”, chiết nạp gas của các nhãn hiệu gas khác là cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xã hội và người tiêu dùng mà hậu quả không thể lường hết. Hơn nữa, hành vi này còn gây thất thu thuế cho nhà nước, thiệt hại cho những doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính. 

Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh cho biết: Dùng thủ đoạn cắt tai mài vỏ để chiếm đoạt hàng loạt vỏ bình của các hãng gas. Chiếm giữ, sử dụng trái phép vỏ bình gas, sang chiết nạp gas trái phép, kinh doanh trái phép… trên vỏ bình gas mang nhãn hiệu thuộc sở hữu của các hãng gas. Ngoài ra, việc làm thay đổi thiết kế, kết cấu, tiêu chuẩn vỏ bình gas của các hãng gas bị chiếm đoạt rồi bơm chiết gas tiêu thụ ra thị trường là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Hành vi này đủ căn cứ cấu thành các tội danh Sản xuất hàng giả theo điều 156 BLHS và tội Sử dụng trái phép tài sản theo điều 142 BLHS cùng với việc vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hoá…
 

Cắt tai mài vỏ là hành vi nguy hiểm
 
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về việc hàng trăm quả bom gas bị “phù phép” thành nhãn hiệu Vạn Lộc, ông Lê Thành Như - Trưởng phòng kinh doanh gas Vạn Lộc phủ nhận hành vi "cắt tai mài vỏ" chiếm đoạt vỏ bình của các hãng gas khác và cho rằng, chính doanh nghiệp cũng đang là nạn nhân của trò làm ăn phạm pháp này.

Ông Như cho biết: vụ việc gần 500 vỏ bình gas bị cắt tai – mài vỏ mang nhãn hiệu Vạn Lộc đã được Đội 8 – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TT quản lí Kinh tế và Chức vụ - Công an TP Hà Nội kết luận là không xác định được cá nhân, tổ chức thực hiện và không đủ căn cứ đề nghị khởi tố vụ án hình sự. Bởi vậy, Cơ quan điều tra đã chuyển 448 chai LPG và toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Đội QLTT 14 Chi cục QLTT Hà Nội tiêu hủy.

Cách đây 2 tháng, chính ông là người đại diện cho gas Vạn Lộc đến cơ quan quản lý thị trường để nghị tiêu hủy 500 vỏ bình gas này. Mặc dù trước đó có ý kiến của cơ quan Công an và Gia định gas đề nghị Vạn Lộc gas mua lại số vỏ bình. Tuy nhiên, Vạn Lộc không mua lại vì rõ ràng số vỏ bình không phải của Vạn Lộc - ông Như cho biết.

"Nếu mua số vỏ bình về sẽ xảy ra 2 trường hợp: Vạn Lộc phải tổ chức tiêu hủy hoặc đưa số vỏ bình ra thị trường. Mà cả 2 cách đều không làm được. Vì tiêu hủy phải có một tổ chức, một cơ quan đủ năng lực. Nếu đưa ra thị trường sẽ vi phạm pháp luật".

Về việc xuất hiện gần 500 vỏ bình gas mang nhãn Vạn Lộc, ruột hãng khác, ông Như cho rằng: "Không phải riêng hãng gas Vạn Lộc bị như vậy mà nhiều hãng gas tên tuổi, đặc biệt những hãng gas nổi tiếng ở nước ngoài đã rút khỏi thị trường Việt Nam như Total, Shell...bị tệ nạn này rất nhiều. Vì khi thương hiệu của anh nổi tiếng, anh bán được trên thị trường thì đương nhiên người ta phải tập trung vào làm giả vỏ của anh. Thế nhưng, nếu làm giả phải có phương tiện là vỏ bình nào đấy. Nếu lấy đúng vỏ bình của hãng như Vạn Lộc rất khó nên cách làm giả nhanh nhất là lấy vỏ bình hãng khác cưa cắt, sơn phủ rất nhanh trong vòng 1 giờ đồng hồ đã có một vỏ bình như vỏ Vạn Lộc".

Theo ông Như, chính Công ty gas Vạn Lộc đang là nạn nhân của tệ nạn làm giả vỏ bình. "Vạn Lộc gas và Gia Định gas từng có những va chạm rất mạnh trên thị trường. Từ đó mới có hiện tượng gom những vỏ bình này lại. Và trong khi có mâu thuẫn thì việc gom này có ý đồ trong việc kiểm tra 2000 vỏ bình gas Vạn Lộc có đến hơn 400 vỏ bình giả", ông Như nói.

Ông Như cho biết thêm, một số hãng gas lớn đã nhóm họp lại thành một hội riêng. Hội này nhận định Vạn Lộc gas sẽ phát triển mạnh nên tìm cách cản trở. Trước đây, Hồng Hà gas cũng đã từng giữ một số vỏ gas lớn của Vạn Lộc nhưng sau đó 2 bên giàn hòa và Hồng Hà gas đã trả lại vỏ cho Vạn Lộc gas.

Qua sự việc, ông Như cũng cho biết: hãng gas Vạn Lộc cũng mong muốn thanh lọc vỏ bình gas bị “cắt tai – mài vỏ” này ra khỏi hệ thống tiêu thụ. Chúng tôi cũng đã thành lập tổ kiểm tra, khi những vỏ bình về lại công ty, đội này sẽ có nhiệm vụ thanh lọc những vỏ không đạt tiêu chuẩn và những vỏ đạt tiêu chuẩn mới cho ra lại thị trường.
 
Thành Vinh 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top