30/4, 1/5 là dịp để hàng trăm khách sạn ở dọc bãi biển Thùy Vân (Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) và các nhà nghỉ tư nhân ra sức “ém phòng” hòng nâng giá “móc tiền” khách đến tham quan nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, nhiều quán nhậu, hàng ăn cũng “nâng cấp, sơn sửa” để sẵn sàng “chém” với giá "cắt cổ".
Ém phòng chờ nâng giá
Sáng 27/4, chúng tôi rảo một vòng đường Thùy Vân để thuê phòng cho nhóm bạn từ Hải Phòng vào Vũng Tàu nghỉ dưỡng vào ngày 29/4. Tại Khách sạn Kiều Anh (ngay tượng đài liệt sĩ đường Lê Hồng Phong), một nhân viên nam trả lời: “Chúng em còn lại hai phòng cuối cùng, giá phòng của đêm ngày 29/4 là 1.510.000 đồng/phòng đơn giành cho hai người, có ăn bút-phê buổi sáng”. Theo tìm hiểu, giá ngày thường ở khách sạn này chỉ 450.000 đồng/ ngày đêm giành cho 2 người; phòng tập thể 6 người là 1.200.000 đồng/ngày đêm.
Hỏi khách sạn tư nhân Hải Hà ở số 18 Trần Bình Trọng (phường Thắng Tam), nhân viên nữ cho biết, cách đó một tuần đã nhận khách đầy hết, cả khách sạn chỉ còn hai phòng giờ (loại phòng cho các “cặp” thuê giờ- PV). Khi “năn nỉ” đặt cọc, nhân viên này bảo: “Nếu 2 triệu một ngày đêm thì em nhận, nhưng không có ăn sáng nha anh”.
Cũng tại thời điểm này, chủ khách sạn ở phố nhà nghỉ như Phó Đức Chính, khách sạn mi ni khu Bầu Sen đều “hét” giá cao gấp 3 lần so với ngày thường. Ngày thường, ở các khách sạn này khoảng 350.000 đồng/ngày đêm thì nay “hét” 1 triệu, thậm chí 2 triệu đồng. Một bà chủ khách sạn Kim Cương bao biện rằng: “Cả năm nhờ được mấy ngày lễ nên giá tăng cũng can gì. Không thuê từ giờ, lúc đó cho nghỉ ngoài biển luôn. Khách sạn này chưa bao giờ ế nhá”.
Qua tìm hiểu, nhiều khách sạn vẫn còn phòng nhưng “ém” không nhận khách, mục đích để chờ nâng giá. Một nhân viên ở khách sạn Hải Hà tiết lộ: “Cho thuê phòng giờ kiếm được mấy triệu đồng/ngày đêm/phòng. Mỗi cặp vào chỉ một giờ, nếu ngày 30/4, 1/5 khoảng 200.000 đồng/giờ đầu tiên”.
"Tân trang" quán để... "chém"
Nắm được kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 4 ngày, thời tiết nắng nóng, người dân đổ đến Vũng Tàu đông, nhiều quán ăn dọc đường Hoàng Hoa Thám cũng “tân trang” mới để sẵn sàng “chém” khách. Chủ quán phở Bắc Hải ở đường này nói, từ tối ngày 28/4 sẽ tăng 30.000 đồng/tô phở bò. Ngày 30/4, 1/5, tăng lên 30.000 đồng/tô. Nếu khách có yêu cầu, sẽ phục vụ tại bãi biển Thùy Vân.
Ghé quán phở Mạnh ngay sát tượng đài liệt sĩ TP. Vũng Tàu đường Lê Hồng Phong, kêu hai tô phở tái. Khi tính tiền, nhân viên nói 100.000 đồng/2 tô. Tôi kêu: “Sao mắc thế, ngày thường chỉ 40.000 đồng/tô”, thì nhân viên này nói: “Hết ngày mai giá 50.000 đồng/tô, ngày kia không còn giá đó đâu”. Mặc dù không gọi trà đá, song quán này vẫn tự bưng ra một ly nước màu trà loãng lấy thêm 10.000 đồng/ly.
Mặc dù TP. Vũng Tàu đã có nhiều biện pháp ngăn chặn hàng ăn, quán nhậu chặt chém, nhà nghỉ khách sạn nâng giá “móc” tiền khách nghỉ dưỡng, song cứ dịp lễ 30/4, 2/9, Tết dương lịch, tình trạng trên lại tái diễn. Nạn bán hàng rong, chèo kéo khách ở dọc bãi biển Thùy Vân, Bãi Trước vẫn xảy ra lén lút...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.