Mặc dù chưa thi công xong nhưng Dự án quy hoạch chia lô khu đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Phương Thượng, xã Lê Hồ (Kim Bảng - Hà Nam) đã được cho đấu giá. Những người tin vào sơ đồ niêm yết công khai tại UBND xã Lê Hồ ngỡ ngàng bởi sau khi đấu giá xong, khu đất nhận được chỉ như cái ao thả cá chứ không phải đất nền.
Tài liệu được niêm yết tại UBND xã Lê Hồ( người dân cung cấp).
Tại sơ đồ Dự án quy hoạch chia lô khu đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Phương Thượng được niêm yết công khai ở UBND xã Lê Hồ trước khi đấu giá có các hạng mục như: Đường đi; hệ thống thoát nước; vỉa hè; cây xanh; đường điện; đèn cao áp chiếu sáng.
Theo phản ánh của 108 hộ dân đã đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án này, mặc dù dự án chưa được thi công nhưng vì tin những hạng mục đã được niêm yết nên họ tham gia đấu giá để lấy đất làm nhà. Nhưng khi đấu giá xong, chỉ nhận được những lô đất như “ao thả cá”. Quá bức xúc trước sự việc, người dân đã có đơn gửi UBND xã Lê Hồ nhưng chưa có được câu trả lời thỏa đáng.
Dự án quy hoạch chia lô khu đấu giá quyền sử dụng đất như ao thả cá, nuôi vịt
Người dân bức xúc chia sẻ với phóng viên.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Quang Chuyến cũng như một số hộ dân đã đấu giá tại dự án này, cho biết: “Khi đấu giá, các hạng mục trong dự án chưa thi công xong, khi hỏi ông giám đốc Trung tâm đấu giá, ông này cho biết các anh mua hàng thì phải xem hàng. Chúng tôi tin vào bảng niêm yết tại UBND xã có các cơ quan chức năng đóng dấu nên đã tham gia đấu giá. Nhưng khi đấu giá xong thấy các hạng mục không như những gì đã được niêm yết. Chúng tôi có hỏi chủ tịch UBND xã thì nhận được câu trả lời: các hạng mục đã được niêm yết chỉ để cho đẹp, để minh họa”.
Cũng theo ông Chuyến, quy hoạch thiết kế của khu đất không được tốt. Theo ông, nên xây dựng hệ thống nước thải ở giữa hai lô (hai lô áp lưng vào nhau-PV), vừa đẹp, vừa là lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn hay tình huống bất trắc. "Nguyện vọng của 108 gia đình chúng tôi nộp lần 1 là 60% số tiền đã đấu giá trong thời hạn 1 tháng (theo thông báo), lần 2 là 30%, lần 3 sau khi chủ dự án thi công xong các hạng mục sẽ nộp 10% còn lại. Sau khi hoàn tất 15 ngày thì giao đất và 30 ngày kế tiếp trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất", ông Chuyến nói.
Một trong các hố ga tại dự án bị vỡ.
Để làm rõ những thông tin người dân phản ánh, phóng viên đã đến UBND xã Lê Hồ tìm hiểu. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn VănTrường, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Dự án này chúng tôi làm theo văn bản của UBND tỉnh Hà Nam chỉ có hai hạng mục làm đường và hệ thống thoát nước, còn các hạng mục khác làm sau".
Khi phóng viên đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến dự án như: Hồ sơ mời thầu, các văn bản liên quan đến thu hồi đất, thiết kế dự án để chứng minh, ông Trường cho biết, tài liệu này UBND huyện không cho cung cấp.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu thông tin dự án để thông tin tới bạn đọc.
Hà Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.