Nhiều hộ dân bức xúc khi triển khai bê tông hóa giao thông nông thôn chỉ là "chủ trương bằng miệng”, còn thực hiện thì tùy tiện nhằm thu lợi bất chính của một số người khi thực hiện tuyến đường tại xóm 4 Bắc, thôn Phước Thọ, xã Hòa Mỹ (Phù Mỹ - Bình Định)
“Chủ trương miệng”
Qua đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, nhiều hộ dân ở thôn Phước Thọ phản ánh: Hiện nay, rừng trồng đến tuổi khai thác nhưng không thể khai thác vì tuyến đường ra vào bị “cấm vận”.
Tìm hiểu được biết: Tuyến đường này được hình thành từ khi có 15 hộ dân ở xã Mỹ Hòa được cấp đất trồng rừng qua đấu giá, tại hai khu vực Gò Sỏi và Vũng Lắm, với diện tích trên 40ha. Qua gần 20 năm rừng trồng, chăm sóc, khai thác và vận chuyển gỗ với chu kỳ 5 năm, các hộ dân đã đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội, trong đó có đóng góp ngân sách địa phương. Với sự hoạt động này, tuyến đường trở nên quen thuộc, gần gũi với cộng đồng dân cư thôn Phước Thọ. Các hộ có rừng tự đầu tư một vài xe đất lấp trũng, san nền để vận chuyển gỗ mỗi khi rừng đến kỳ khai thác.
Tuyến đường phục vụ dân sinh, phục vụ cho kế hoạch phát triển rừng bền vững của xã Mỹ Hòa là thế, nhưng nay họ bị buộc phải đóng tiền lệ phí khi xe gỗ vận chuyển qua đây.
Ông Trần Ngọc Toản, một trong những hộ dân có rừng, bức xúc nói: Đầu tháng 8/2018, tôi và một số hộ dân xóm 4 Bắc đang trên đường vận chuyển gỗ từ rừng ra, lập tức bị hai ông Phan Thanh Tân và Phạm Văn Bé chặn xe lại. Gia đình hiện vẫn còn một số gỗ đã khai thác, không vận chuyển được, bị bỏ khô tại rừng. Hơn 4ha rừng trồng của gia đình tại khu vực Vũng Lắm quá chu kỳ khai thác hai năm vẫn chưa khai thác được, vì không còn đường vận chuyển. Gia đình rất lo khi mùa mưa bão sắp tới, cả gia sản đầu tư vào rừng sẽ bị thiệt hại, chu kỳ sản xuất và khai thác bị đảo lộn, ảnh hưởng đến công việc làm ăn của gia đình.
Ông Toản cho biết thêm: Mỗi chu kỳ khai thác, chúng tôi đều làm thủ tục cấp giấy khai thác đầy đủ, đóng 500.000 đồng/ha cho xã.
Làm việc với phóng viên, ông Trương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, cho biết: Tuyến đường đang tranh chấp gồm 2 đoạn, đoạn bê tông hóa 800m và đoạn đường đất vào rừng sản xuất 800m. Đoạn đường được bê tông hóa nằm trong phương án XDNTM nối từ đầu đến cuối xóm 4 Bắc, xã có chủ trương cho triển khai thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” năm 2016.
Song khi hỏi về hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đoạn đường bê tông 800m, ông Hùng lúng túng trả lời: Chủ trương cũng chỉ là lời cho phép, đi đôi với việc xã cấp phát xi măng do Nhà nước hỗ trợ, còn việc triển khai như thế nào, thuộc chính quyền cấp thôn, xóm phối hợp vận động, thực hiện.
Việc làm tùy tiện
Thực hiện Chương trình XDNTM là phải công khai, minh bạch và rõ ràng để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng và chính quyền xã Mỹ Hòa dường như quên điều này và không chỉ đạo, quản lý chặt chẽ để ông Đỗ Danh, cán bộ địa chính xã tạo điều kiện cho hai ông Tân và Bé tự biên, tự diễn khi thực hiện tuyến đường tại xóm 4 Bắc. Các cấp chính quyền xã Mỹ Hòa còn tạo điều kiện cho ông Tân và ông Bé bắt các chủ rừng phải đóng các khoản tiền vô lý, sai quy định khi tham gia giao thông ở tuyến đường này.
Theo đơn phản ánh của các chủ rừng, hiện nay, 1ha rừng trồng đến kỳ khai thác phải đóng cho ông Tân và ông Bé 19.000.000 đồng, trong đó: Đoạn đường bê tông 6.000.000 đồng; đoạn đường đất 12.000.000 đồng và 1.000.000 đồng cho ông Trưởng xóm 4.
Các chủ rừng ở đây cho rằng, đoạn đường bê tông (800m) nhà nước hỗ trợ xi măng, công và cát sạn do hơn 100 hộ dân cả xóm 4 Bắc đóng góp, trong đó các chủ hộ rừng cũng là dân xóm 4 Bắc, còn nay thu 6.000.000 đồng/ha rừng trồng, tiền sẽ về túi ai?
Ông Phạm Trung Chấn, đại diện cho một số chủ rừng ở khu vực Vũng Lắm, bức xúc: Chúng tôi đưa gỗ ra khỏi cửa rừng (đường nội bộ) tuyến giáp với 1/2 đoạn đường bê tông (tức 400m), ông Tân và ông Bé cũng bắt đóng 6.000.000 đồng/ha rừng khai thác. Nếu không đóng thì không cho đi qua.
Đoạn đường đất (800m) là sản phẩm của ông Đỗ Danh tạo điều kiện cho ông Tân và ông Bé đứng ra nâng cấp nền đường, không thỏa thuận với các chủ rừng trồng, không đưa vào kế hoạch đầu tư và dự toán kinh phí để nghiệm thu công trình, trình UBND xã phê duyệt với mức thu 1ha rừng trồng là bao nhiêu?!
Do ông Tân, ông Bé và ông Danh tự đầu tư tuyến đường, không một tổ chức, cá nhân và nhân dân giám sát, nên đã nhanh chóng xuống cấp, làm cho việc tranh chấp đường đi hiện nay càng trở nên gay gắt.
Thay lời kết
Theo lời ông Hùng, từ vụ việc nói trên, xã chỉ còn trông chờ sự vào cuộc và kết luận của thanh tra huyện, qua đó, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ có ý kiến chỉ đạo.
Mong rằng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ xem xét sâu sát vấn đề, chỉ đạo UBND xã Hòa Mỹ rút kinh nghiệm trong công tác dân vận, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trong phương án, mục tiêu xã hội hóa ở cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra, thống kê, đánh giá công khai việc đầu tư toàn bộ tuyến đường, vận động các chủ rừng tham gia đóng góp với mức phù hợp và việc đóng góp là để tái đầu tư tuyến đường, tiếp tục phục vụ dân sinh, phục vụ sự phát triển rừng bền vững.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.