Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 1 năm 2021 | 17:29

Xây dựng bản đồ và ứng dụng công nghệ trong cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét

Hội thảo “Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung – nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu” do Tổng Hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/1 tại Quảng Nam.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học nhằm tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống thiên tai của chính quyền địa phương các cấp, phân tích các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực địa hình, địa chất, địa chất thủy văn.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại Hội thảo
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại Hội thảo

 

Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất để biết được những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, làm cơ sở cho quy hoạch dân cư và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời giới thiệu các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo trong dự báo.
 
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, năm 2020, miền Trung hứng chịu thiên tai bão, lũ liên tiếp xảy ra trên diện rộng, với thời gian kéo dài, cường độ rất mạnh, vượt mức lịch sử. Đặc biệt, nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng tại: Thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 (tỉnh Thừa Thiên - Huế); Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (tỉnh Quảng Trị); Trà Leng và Trà Vân, huyện Nam Trà My và Phước Lộc, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam),... cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân và hàng chục cán bộ, chiến sĩ. Sạt lở đất và lũ quét gây thiệt hại ước tính trên 30 nghìn tỷ đồng.
 
Nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng tại miền Trung (ảnh CTV)
Nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng tại miền Trung (ảnh CTV)

 

Tại Hội thảo, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh, thành khác ở khu vực miền Trung có địa hình dốc, đồng bằng hẹp, núi cao. Những năm vừa qua, Quảng Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống, nhưng năm 2020 là khủng khiếp nhất, với 43 chết, 17 người mất tích đến thời điểm này, chưa kể các thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu..., ước tính thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng.
 
Sạt lở núi và lũ quét đang ngày càng diễn biến khốc liệt tại các địa phương miền núi trong khi khi Quốc hội vừa phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho các nhà khoa học vô cùng lớn,  vấn đề đặt ra cho chúng ta cần mổ xẻ, đưa ra các đề xuất, giải pháp để giảm thiểu lũ quét, sạt lở tại khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
 
Ông Lê Trí Thanh nói: Ở góc độ quản lý, chúng tôi rất lo lắng khi thiên tai diễn biến ngày càng khốc liệt, dị thường. giải pháp mang tính lâu dài phù hợp với đặc điểm của địa phương. Những kinh nghiệm phòng chống sạt lở ở miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long là những bài học thực tiễn cho chúng tôi. Chúng ta phải kết hợp những thành tựu khoa học kỹ thuật ứng dụng mới nhất và kinh nghiệm, kiến thức của dân gian để giải quyết được những vấn đề đặt ra…
 
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định thiên tai, lũ quét bất thường xảy ra ở miền Trung thời gian qua là tổ hợp của các nguyên nhân như mưa cường độ lớn, tập trung trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các tỉnh thành miền Trung có địa hình độ dốc cao, chia cắt mạnh, kết cấu đất là bở rời, dễ sạt trượt. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, hạ tầng đã làm thay đổi dòng chảy cũng là nguyên nhân gây xói lở, sạt lở đất. Trong khi đó, công tác ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong phòng chống thiên tai còn hạn chế đặc biệt với lũ quét, sạt lở đất.
 
Các cấp chính quyền địa phương mới chỉ chú trọng ứng phó khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, chưa thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng công trình nên còn xảy ra sự cố khi thiên tai lớn.
 
Để chủ động giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do bão, lũ quét sạt lở đất, các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra các giải pháp tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai quốc gia, xây dựng quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch dân cư, khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, nhất là bão, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Đồng thời, quản lý và bảo vệ thật tốt rứng tự nhiên, tiếp tục trồng, tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ theo dõi, vệ tinh, công nghệ Al, IOT, WSN… giám sát, dự báo, cảnh báo, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai…
 
TS. Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên cho rằng, công tác dự báo về lũ quét và sạt lở đất rất khó, kể cả trên thế giới, bởi đây là loại thiên tai xảy ra do tổ hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, các yếu tố độ dốc, địa mạo, lượng mưa, địa chất công trình, thảm phủ thực vật rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng là các yếu tố chính. Hiện nay cách tiếp cận của thế giới và Việt Nam chủ yếu là cảnh báo các nguy cơ để hỗ trợ các cấp chính quyền và người dân phòng chống thiên tai...
 
Theo TS Tuấn, cần nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất và xác định các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất tại Quảng Nam cần thực hiện theo nhiều bước. Cụ thể, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở theo nhiều yếu tố như độ dốc, lượng mưa, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thảm phủ và xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở cho toàn tỉnh…
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • "Không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp"

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ ra rằng, công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn. Trong đó tiến độ sắp xếp, đổi mới còn chậm, còn vướng mắc.

  • Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Thay vì mua sầu riêng đủ tuổi như mọi năm thì nay một số thương lái còn đến tận vườn mua sầu riêng non, lợi chưa thấy nhưng hại đã hiện hữu.

  • Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi hiện đóng góp tới 26,7% GDP của toàn ngành Nông nghiệp, song cũng tạo ra hơn 60 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, gây áp lực lớn cho môi trường. Việc xây dựng chuỗi "chăn nuôi xanh" không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra tăng trưởng bền vững hơn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi.

Top