Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 7 năm 2020 | 22:20

Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm trái cây đặc sản vùng ĐBSCL

Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm giống cây trồng, trái cây đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản, tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái miệt vườn; làm tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

dua.jpg
Dừa là một loại trái cây đặc sản có nhiều tiềm năng phát triển của Bến Tre.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre.

Thông báo nêu rõ, trong sáu tháng đầu năm 2020, Bến Tre đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa thực hiện các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức vận động hỗ trợ tốt cho người dân khắc phục hậu quả hạn mặn, phục hồi phát triển sản xuất và bảo đảm đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, Bến Tre vẫn là một trong những địa phương khó khăn của vùng ĐBSCL: Tái cấu trúc kinh tế còn chậm, quy mô kinh tế nhỏ, thu ngân sách chỉ đảm bảo 58% tổng chi. Hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu còn hạn chế, công tác phòng, chống hạn mặn chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân. 

Tình hình thế giới gặp khó khăn, nhiều nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội trong nước và tỉnh Bến Tre. Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tỉnh tập trung làm tốt một số trọng tâm công tác.

Cụ thể, phát huy kết quả đạt được và kinh nghiệm phát triển trong những năm qua, từ nay đến cuối năm 2020 và những năm tới, Tỉnh rà soát nhiệm vụ được giao, có giải pháp, quyết tâm cao hơn nữa, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung giải ngân các nguồn vốn đầu tư, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, trong đó phấn đấu giải ngân trên 90% vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch 5 năm tới.

Phải đón thời cơ hội nhập quốc tế, tận dụng lợi thế các Hiệp định thương mại tự do, CPTPP, nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế mới, xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm một số lĩnh vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; tìm giải pháp, cách làm mới thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Khẩn trương triển khai lập quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó lưu ý cần làm tốt quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn; phát triển du lịch đưa Bến Tre trở thành điểm đến du lịch sinh thái. Trước năm 2023, toàn tỉnh Bến Tre phấn đấu ngọt hóa thành công.

Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm giống cây trồng, trái cây đặc sản của vùng ĐBSCL đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản, tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái miệt vườn; làm tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Bến Tre cần tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, chương trình khởi nghiệp, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 thành lập mới 4.000 doanh nghiệp. Bến Tre phải đi trước một bước trong chuyển đổi số, làm tiền đề phát triển kinh tế số, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quản lý để chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân đánh bắt thuỷ, hải sản vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài, thay đổi nhận thức về sự tuân thủ các quy định về không khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) của ngư dân; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân kéo dài, không để phát sinh điểm nóng. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Tỉnh tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp; phát huy tinh thần Đồng Khởi, tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội XIII của Đảng.

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top