Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 8 năm 2014 | 7:8

Xây dựng Bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định: Dự án chậm tiến độ, trách nhiệm thuộc về ai?

KTNT -Dự án Bệnh viện đa khoa quy mô 700 giường bệnh được khởi công xây dựng từ tháng 11/2007 tại phường Lộc Hạ, TP Nam Định (Nam Định), hứa hẹn là bệnh viện trung tâm vùng như quy định tại Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sau nhiều kì vọng, đến nay dự án vẫn chỉ là công trình nhiều tầng mới xong phần thô, sắt thép hoen gỉ, cỏ mọc um tùm…
Dự án Bệnh viện 700 giường do UBND tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư, được thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư trang thiết bị y tế và các nguồn vốn hợp pháp khác. 
Theo hợp đồng xây dựng đã ký kết giữa chủ đầu tư và các bên trúng thầu gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC, Công ty cổ phần Xây dựng 504 – VINACONEX, gói thầu này sẽ triển khai trong 1.140 ngày kể từ ngày diễn ra lễ khởi công 5-11-2007 và thời điểm hoàn thành công trình là ngày 15-1-2011. 


Tuy nhiên, theo người dân sở tại, đã 10 năm trôi qua kể từ khi “bờ xôi ruộng mật” của bà con bị thu hồi phục vụ dự án, cuộc sống vô cùng khó khăn do không còn đất canh tác. Những tưởng, UBND tỉnh sẽ đáp lại niềm mong mỏi của nhân dân bằng cách đẩy nhanh tiến độ dự án nhưng ngần ấy thời gian bị mất đất cũng là bằng ấy ngày tháng “xót xa” nhìn đất sản xuất biến thành bãi chăn bò, nuôi cỏ.
Tìm hiểu phóng viên được biết, ngay từ những ngày đầu dự án được “khai sinh”, nguyên Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã có ý kiến chỉ đạo, sớm đưa công trình vào sử dụng, đáp ứng chức năng là bệnh viện trung tâm vùng như quy định tại Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã có công văn giao UBND tỉnh Nam Định nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan để hoàn chỉnh dự án. Tỉnh Nam Định phê duyệt và chỉ đạo việc triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành; chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả đầu tư dự án. Các bộ KH&ĐT, Tài chính, Y tế có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh Nam Định để bảo đảm cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án đúng tiến độ và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật.


Nhưng không hiểu vì sao, dự án với nhiều kì vọng này vẫn “dậm chân” nhiều năm qua. Ngoài những khối bê-tông khổng lồ nằm áng binh bất động, sắt théo hoen gỉ, cỏ mọc um tùm, không thấy tín hiệu dự án khởi động lại.
Được biết, nhằm chấn chỉnh tình trạng làm chậm tiến độ dự án, ngày 28-9-2012, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức họp kiểm điểm tiến độ thi công xây dựng gói thầu BVH2 thuộc dự án Bệnh viện đa khoa quy mô 700 giường tỉnh Nam Định.
Nội dung thể hiện rõ, căn cứ hợp đồng số 06 ngày 29-12-2009 giữa Ban quản lý Dự án xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh với UDIC về việc giao nhận thi công xây lắp gói thầu BVH2 thuộc dự án Bệnh viện đa khoa quy mô 700 giường tỉnh Nam Định, thời gian thực hiện hợp đồng là 998 ngày. Giá trị hợp đồng theo kết quả đấu thầu là trên 107,7 tỷ đồng, vốn đã ứng là trên 94,1 tỷ đồng. 


Theo Văn bản số 184 ngày 15-11-2011 của UBND tỉnh và kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại buổi họp kiểm điểm tiến độ thi công dự án xây dựng bệnh viện 700 giường, đến tháng 6-2013, nhà thầu phải bàn giao công trình. Tuy nhiên, đến tháng 9/2012 nhà thầu mới thi công được một số hạng mục công việc như: phần cọc, đài móng đã thi công xong và đã được kiểm toán; phần thân đang gia công lắp dựng cốp pha, cốt thép sàn cốt +12.300 (tầng 4). Giá trị khối lượng đã hoàn ứng đến ngày 31-12-2011 là trên 22,4 tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực tế đến ngày 31-4-2012 đã nghiệm thu và đang làm thủ tục hoàn ứng là 21 tỷ đồng. Khối lượng chưa thực hiện còn phải hoàn ứng là trên 50,7 tỷ đồng. Như vậy, gói thầu xây lắp so với khối lượng công việc đã thực hiện được và thời gian thực hiện theo hợp đồng thì tiến độ thi công của nhà thầu là quá chậm.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng yêu cầu nhà thầu thay đơn vị thi công nhằm đảm bảo tiến độ công trình. Sở Xây dựng chủ trì cùng Ban quản lý Dự án xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh và UDIC tính toán loại trừ các yếu tố khách quan làm chậm tiến độ thi công ra khỏi hợp đồng, từ đó xác định, bổ sung thời gian được gia hạn cho nhà thầu. 
Chỉ đạo sát sao là vậy, nhưng đến nay dự án vẫn chưa thể bàn giao và đưa vào sử dụng, khiến dư luận hết sức bức xúc. Cử tri phường Lộc Hạ cũng đã có ý kiến đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Nam Định xem xét tiến độ dự án tránh gây lãng phí và dư luận không tốt trong nhân dân.
Đề nghị UBND tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc xem xét, giải quyết, đồng thời chỉ rõ sai phạm, trách nhiệm cá nhân, tập thể trong sự việc trên.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
Thành Vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top