Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020 | 17:19

Xây dựng sản phẩm OCOP ở Đại Từ, vượt kế hoạch đề ra

Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và tích cực xây dựng các sản phẩm OCOP, nhiều địa phương đã thu được những kết quả khá tích cực, trong đó có huyện Đại Từ.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên tuyền

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ là huyện có tổng diện tích chè lớn nhất tỉnh, với trên 5.000 ha; nơi đây còn có khu du lịch Hồ Núi Cốc và nhiều điểm di tích lịch sử, danh thắng hấp dẫn. Sau 02 năm triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đại Từ đã có 17 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 – 4 sao; 03 sản phẩm còn được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh lựa chọn đưa đi tham dự xếp hạng do cấp Trung ương đánh giá.

 

01.jpg
Vùng nguyên liệu chè ở xã Phú Thịnh (Đại Từ)

 

Ông Dương Trọng Hiếu, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” theo Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã; phân công, bố trí cán bộ triển khai, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP.

Cùng với đó, công tác tập huấn tuyên truyền được thực hiện sâu rộng tới cơ sở; từ bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, công chức cấp huyện, cấp xã và các chủ thể sản xuất có sản phẩm triển khai OCOP đều được tham gia. Cụ thể, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn về OCOP, trong đó 03 lớp triển khai tại tỉnh, 02 lớp tổ chức tại huyện.

Cũng về lĩnh vực này, UBND huyện còn phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức nhiều lớp tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban Xây dựng nông thôn mới các xã, Ban Mặt trận các xóm và các chủ thể sản xuất các sản phẩm có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm OCOP trên địa bàn, tổng số lên tới 26 lớp, cho trên 3.000 lượt người tham gia.

“Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, sự thực hiện nghiêm túc của cán bộ, người dân và các thành phần kinh tế, tới nay, toàn huyện đã có 17 sản phẩm OCOP, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy giao cho huyện Đại Từ (Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy giao cho Đại Từ đến năm 2025 phải có 16 sản phẩm OCOP). Thời gian tới, chúng tôi tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu tối thiểu phải có 25 sản phẩm OCOP, năm 2030 không dưới 50 sản phẩm”, ông Hiếu nói.

Nụ cười của người làm chè

Hiện nay, tổng diện tích chè của xã Phú Thịnh có khoảng 150ha, được phân bố ở cả 10 xóm trong xã, năng suất chè bình quân đạt trên 120tạ/ha; trên địa bàn có 02 hợp tác xã, 10 làng nghề và 5 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh chè; đặc biệt, xóm chè Làng Thượng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là làng nghề chè truyền thống.

 

02.JPG

Hệ thống sao, sấy chè của HTX chè Hải Yến

 

Sản phẩm Trà xanh Bến Xuân và sản Phẩm chè Tôm nõn Hải Yến của Hợp tác xã chè Hải Yến (xã Phú Thịnh) cũng được tạo ra từ những nương chè nơi đây, những nương chè ngậm trong mình dư vị của câu chuyện cổ tích về mối tình của chàng Cốc, nàng Công. Các sản phẩm chè của HTX Hải Yến không chỉ được tạo ra từ vùng nguyên liệu tập trung đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP mà các khâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hái, chế biến, đóng gói, bảo quản đều được kiểm soát một cách chặt chẽ và khoa học. Với các sản phẩm trà đều có mã vạch, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn về chất lượng,... đã khuất phục Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên, tất cả các thành viên đều nhất trí Trà xanh Bến Xuân và Trà Tôm nõn Hải Yến xứng đáng đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

 

03.JPG
Bà Hà Thị Yến, GĐ HTX giới thiệu sản phẩm chè của đơn vị.

 

Phấn khởi trước những thành quả đã đạt được, bà Hà Thị Yến, Giám đốc HTX chè Hải Yến bộc bạch: Câu chuyện tình cổ tích chàng Cốc, nàng Công luôn thấm đượm trong mỗi sản phẩm của chúng tôi. Bởi vậy, việc coi trọng yếu tố tình cảm con người, vấn đề làm thật, sản xuất thật, vấn đề sức khoẻ người tiêu dùng được xem trọng sẽ là phương châm để HTX hướng tới và cho ra thêm những sản phẩm tốt hơn.

 

 

Đồng Nghiệp
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top