Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 8 năm 2017 | 7:40

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Chính quyền xã Hải Bối có tiếp tay?

Thời gian vừa qua, nhiều người dân xã Hải Bối (huyện Đông Anh - Hà Nội) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, phản ánh việc có nhiều công trình xây dựng “mọc lên” trên đất nông nghiệp, nhưng chính quyền thì không hề có động thái chấn chỉnh.

>> Huyện Đông Anh: La liệt công trình sai phạm “mọc” trên đất nông nghiệp

>> Tiếp bài “La liệt công trình sai phạm mọc trên đất nông nghiệp tại Đông Anh”: Có hay không sự tiếp tay?

>> Tiếp bài "La liệt công trình sai phạm mọc trên đất nông nghiệp tại Đông Anh": Quá rõ nhưng chưa xử lí!

>> Đua nhau "xẻ thịt" gầm cầu đường sắt

Công trình vi phạm đang bị phá dỡ và biển cấm quay phim chụp ảnh của chính quyền.

Nhà cửa “mọc” vô tư trên đất nông nghiệp

Về Hải Bối mới thấy, những phản ánh của người dân là hoàn toàn chính xác. Đi dọc con đường đất ngổn ngang phế thải xây dựng khu Bãi Già, xóm 1, chúng tôi thấy có nhiều công trình xây dựng đã hoàn thành và đang được gấp rút hoàn thành, các công trình đều được xây dựng kiên cố từ 2 - 3 tầng. Nếu lần đầu tiên đến chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đây là khu vực đất giãn dân nên mới xây dựng nhiều đến thế chứ không phải là đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích.

Không những các công trình xây dựng kiên cố tràn lan, tại đây, hàng ngày có nhiều xe tải có trọng tải 2,5 tấn chở phế thải xây dựng ngang nhiên đến đổ, san lấp hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp.

Việc đổ phế thải xây dựng san lấp đất nông nghiệp diễn ra giữa ban ngày, trước con mắt của nhiều người dân; các bãi phế thải xây dựng hiện nay vẫn còn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chính quyền xã Hải Bối và lực lượng chức năng không hề hay biết. Chính quyền có làm ngơ cho việc đổ phế thải xây dựng hay có sự thỏa thuận, bảo kê nào đó? Ai cho phép các đối tượng cho xe chở phế liệu đến đổ san lấp đất nông nghiệp tại đây?

Gặp chúng tôi, một cụ già trong thôn cho biết: Rất nhiều nhà được xây dựng ở đây, người trong thôn, trong xã xây dựng cũng có, người ở nơi khác đến đây mua đất làm nhà cũng có. Tất cả đều là đất nông nghiệp của người dân xã Hải Bối chúng tôi, vẫn đang canh tác trồng hoa màu, nhưng không hiểu sao lại được xây dựng nhà ở. Chúng tôi có phản ánh nhưng chính quyền có giải quyết đâu, khi người dân trong làng xây dựng, chỉ cần đổ một xe cát thôi là chính quyền đã đến ngay rồi, còn ở đây nhà xây to thế mà chẳng thấy cán bộ nào đến hỏi?

Gần đó một công trình xây dựng kiên cố 2 tầng vẫn đang hoàn thiện mà không bị phá dỡ.

Cưỡng chế công trình vi phạm: Cái phá, cái không?!

Sáng 23/8/2017, chính quyền xã Hải Bối tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng tại khu Bãi Già, xóm 1, thôn Hải Bối của gia đình ông Nguyễn Việt Dũng (địa chỉ tại Tập thể Dệt kim Đông Xuân – Hà Nội).

Tại hiện trường, phóng viên có hỏi ông Nguyễn Hữu Thụ, Phó chủ tịch UBND xã Hải Bối, người chỉ đạo cuộc cưỡng chế công trình vi phạm: Khu vực này có bao nhiêu công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp?. Ông Thụ từ chối trả lời và chỉ đạo công an không cho phóng viên tác nghiệp. Thậm chí ông Thụ còn cho cắm biển: “Cấm quay phim chụp ảnh” ở đây.

Việc thực hiện cưỡng chế công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, là chức năng và nhiệm vụ của chính quyền các cấp, đâu phải là việc làm sai trái. Phóng viên đến tác nghiệp đưa thông tin cưỡng chế là hoàn toàn đúng theo các quy định của pháp luật, đây là hình thức tuyên truyền đến với người dân để họ nhận thức và hiểu, từ đó thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và pháp luật thì tại sao lại cấm?

Điều đáng nói ở đây là, bên cạnh công trình đang phá dỡ còn có nhiều công trình khác tồn tại. Hỏi một cán bộ thanh tra xây dựng theo dõi địa bàn xã Hải Bối được biết: Tất cả các công trình xây dựng ở đây đều là vi phạm, thanh tra xây dựng đã nhiều lần có văn bản đề nghị chính quyền cưỡng chế, tuy nhiên các công trình đó đến nay vẫn tồn tại mà không biết vì lý do gì?!

Các công trình xây dựng vi phạm phải được xử lý như nhau, không có chuyện “cái phá, cái không”. Việc làm không triệt để của chính quyền địa phương đã tạo dư luận không tốt về quản lý trật tự xây dựng ở đây.

Nhiều người đặt câu hỏi, có hay không việc tiêu cực của cán bộ xã Hải Bối đối với các công trình xây dựng trái phép? Vì sao chúng vẫn ngang nhiên tồn tại? Câu hỏi này xin đề nghị UBND huyện Đông Anh và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội trả lời.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu về những khuất tất ở đây trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

Công Minh

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top