Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 15:7

Xây dựng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh”

Suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.

tr3.jpg

Bởi vậy, trước lúc đi xa, trong bản Di chúc của Người vẫn đau đáu một nỗi niềm, đó là: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

“Tất cả vì Dân”

Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, cống hiến. Chính vì vậy, Bác căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh”.

Ngay từ những năm tháng gian nan vất vả đi tìm đường cứu nước, Người đã nói rõ mục đích của mình là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam. Dân tộc là đấu tranh để giải phóng dân tộc, dân chủ là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề quan trọng bậc nhất là vấn đề lợi ích của người dân. Nếu lãnh đạo mang lại lợi ích thiết thực cho dân, sẽ làm cho dân tin Đảng, tin chế độ. Nguyên tắc chung của chính sách với dân là tạo sự hài hòa giữa ba lợi ích: Lợi ích công dân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, trong đó, phải hết sức coi trọng lợi ích của người lao động chân chính. Điều tiết thu nhập hợp lý và phân chia công bằng lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân là việc làm có ý nghĩa nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào Ðảng và Nhà nước. Muốn mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, trước hết, phải có chính sách đúng.

Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tất cả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có ảnh hưởng trực tiếp đến dân, đều phải hướng vào dân và nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong Di chúc, Người nói về nhân dân vừa chứa chan tình yêu thương, vừa rất tự hào: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.

Xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Ngay từ năm 1945, khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm bất hủ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

 

tr3b.jpg
Thực hiện theo lời  Bác dạy, đời sống người dân đã được nâng lên về mọi mặt.

 

Người còn nói rõ: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người viết trong những năm 1965 - 1969 đã thể hiện thêm, cụ thể hơn cho quan điểm ấy, đó là: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Thực hiện di nguyện của Người, từ năm 1986, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Dù điều kiện khó khăn sau chiến tranh, nên đến năm 1989, nông dân đã được miễn giảm thuế và miễn thuế nông nghiệp theo lời căn dặn trong Di chúc của Người…

Với quyết tâm xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, từ nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên thiếu lương thực thực phẩm phải xin viện trợ, nhập khẩu, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những đang nước phát triển và đứng đầu trong số các nước xuất khẩu nông sản trên thế giới.

Một tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng trọng Dân, thân Dân. Thực hiện di nguyện của Bác, Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân: “Dân có giàu thì nước mới mạnh”.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nhắc lại lời nhắn nhủ của Người: “Quan trọng nhất lúc này là chăm lo đời sống nhân dân, bởi vì đấy là tiền đề vật chất để tiến tới việc giáo dục tư tưởng chính trị. Thứ hai, làm sao như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: chăm lo không chỉ dân sinh mà còn dân trí, dân quyền. Có hiểu dân, hành động vì dân thì dân mới tin theo. Cho nên có lần Bác tổng kết: Bí quyết thành công của cách mạng là ở chỗ làm cho dân tin tưởng, dân giác ngộ, dân yêu mến, dân ủng hộ thì dân sẽ bảo vệ. Cho nên phải lấy sức mạnh từ trong lòng dân. Đấy chính là thành trì vững chắc của cách mạng”.

Và điều này đã được cụ thể hóa, thể hiện rõ nét trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, XDNTM là chương trình tổng thể, xuyên suốt, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Còn nông thôn, nông dân là còn NTM, làm sao để nông thôn ngày càng giàu đẹp hơn, hiện đại hơn, đời sống người nông dân càng được nâng cao, giàu mạnh một cách bền vững.

Đến nay, cả nước đã có 4.458 xã (50,01%) đạt chuẩn NTM, tăng 620 xã (6,96%) so với cuối năm 2018; có 80/664 đơn vị cấp huyện thuộc 35 tỉnh (11,6%) đạt chuẩn NTM (tăng 16 đơn vị so với cuối năm 2018); bình quân cả nước đạt 15,26 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Như vậy, các mục tiêu về XDNTM giai đoạn 2016-2020 mà Quốc hội giao đã hoàn thành và về đích sớm 18 tháng so với kế hoạch.

Nâng cao đời sống nhân dân

Chúng ta có thể tự hào báo cáo với Bác, qua hơn 30 năm đổi mới, chúng ta luôn hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định. Trong những năm qua, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt tốc độ trung bình khoảng 6,7%/năm. Đặc biệt, trong năm 2018, tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mức cao nhất từ năm 2008 đến nay. Bình quân 3 năm (2016-2018) tăng 6,7%, đạt mục tiêu của cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 được Quốc hội giao (6,5-7%).

Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ vị trí 82 lên vị trí 69/190 nền kinh tế). GDP 6 tháng đầu năm 2019 tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011 đến 2017, điều này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019.

 

tr3c.jpg

Thực hiện theo lời  Bác dạy, đời sống người dân đã được nâng lên về mọi mặt.

 

Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực; nhờ có chính sách an sinh xã hội bao phủ rộng khắp nên các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được đi học tăng lên, tỉ lệ mù chữ giảm xuống.

Bên cạnh đó, số người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ngày càng tăng theo hướng bền vững; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; chính sách dân tộc, tôn giáo được quan tâm và đảm bảo. Chính phủ Việt Nam đề ra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020) với số vốn 41.449 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nhà nước còn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng... Đến nay, tỷ lệ nghèo trong đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm là kết quả rất đáng khích lệ. 70% người dân Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế; trong đó, có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới... chính là những con số “biết nói”, góp phần từng bước đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Qua những thành tựu trên thấy, “chăm lo nâng cao đời sống nhân dân” là nhiệm vụ chính trị trung tâm, là thước đo và tiêu chí đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đối với nhân dân.

Mới đây, tại Hội nghị các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm, định hướng, đột phá phát triển, nhiệm vụ, giải pháp trong 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045 trên các lĩnh vực mà Chiến lược 10 năm đưa ra. Đặc biệt là sự phát triển bền vững, mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cũng như quốc phòng, an ninh của đất nước. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng tiếp theo trong việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyên đề năm 2019 về “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đã tròn 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa nhưng Di chúc của Người vẫn còn nguyên giá trị, đó là một áng văn tuyệt bút minh chứng cho lòng yêu nước, thương dân thiết tha, vô bờ bến, một trí tuệ mẫn tiệp, nghị lực kiên cường, tinh thần lạc quan và lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào sức mạnh đoàn kết cuả toàn dân tộc, một tấm gương đạo đức ngời sáng và tình đoàn kết quốc tế nồng nhiệt, chân thành.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi soi rọi con đường chân lý và cùng nhau dựng xây thực hiện “Dân giàu, nước mạnh” vì một nền độc lập, tự do, hòa bình, công lý và hạnh phúc của loài người.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đồng thời, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người…

  • Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Đó là phương pháp trồng lúa hữu cơ đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Trung triển khai, với phương pháp này người nông dân trồng lúa đã thu được hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm chất lượng, đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

  • Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Lễ công bố xuất khẩu lô Sen sang thị trường Nhật Bản là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Buổi lễ tổ chức vào sáng ngày 07/5, tại huyện Tháp Mười, do Công ty Cổ phần Sen Đại Việt phối hợp với Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp tổ chức. Đến dự lễ có ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười.

  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top