Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 8 năm 2014 | 9:35

Xây mương thoát nước QL 1A đoạn qua Hà Tĩnh: Nhiều bất cập

KTNT - Tuyến QL1A Nam Hà Tĩnh dài trên 50km, được nâng cấp bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cenco4) trúng thầu thi công trên 30km. Hiện, đoạn qua xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) giáp TP. Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành mặt đường, nhưng việc xây mương thoát nước đang bộc lộ nhiều bất cập.
Nhận được kiến nghị của người dân sống hai bên QL1A thuộc địa phận xã Cẩm Thành, chiều 8/8/2014, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có mặt tại hiện trường để tìm hiểu tình hình, nhưng suốt cả buổi không gặp được bất kỳ cán bộ nào của đơn vị thi công, kể cả người trực tiếp giám sát công trình. Đoạn đường dài gần 2km chỉ có vài ba nhóm nhân công xây mương thoát nước, chủ yếu là người địa phương. 

Mương thoát QL1A xây bằng gạch đỏ không trát.

Nâng cấp QL1A được thực hiện bằng nguồn vốn của trái phiếu Chính phủ, sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo cho 4 làn xe cơ giới qua lại. Đây là  công trình  tầm cỡ quốc gia và khu vực, nhưng qua khảo sát thực tế thấy gói thầu xây dựng mương thoát nước hết sức bất cập. Hay nói như ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn Hương Mỹ (xã Cẩm Thành) thì, chẳng khác gì “đầu voi đuôi chuột”. Lòng mương thoát nước có chiều rộng và chiều cao chỉ 40x40cm, được xây dựng bằng gạch đỏ, không trát, phía trên  đậy bằng nắp xi măng nằm ở độ sâu âm 0,6 đến 1m so với mặt đường. Lòng mương hẹp không đủ tiêu thoát nước lại nằm sâu dưới lòng đất nên nếu người dân đắp đất cho ngang với mặt đường để vào nhà thì con mương sẽ bị vô hiệu hóa. Còn nói như một công nhân làm mương thì dân không được đổ đất lấp mặt  trên của mương. Đây chỉ là ý kiến của một công nhân, còn nhà  thầu thì chưa lên tiếng. Nhưng nếu quả thật như thế thì tất cả  người dân sống hai bên QL 1A sau khi đường được nâng cấp lại phải đầu tư một cây cầu qua mương mới vào được nhà. Tuy nhiên, với  mương được xây sâu dưới lòng đất thì không cần người dân lấp mà chỉ một  thời gian ngắn, mương cũng bị lấp do biến đổi của thiên nhiên. 

Người dân phải bắc cầu qua mương để vào nhà.

Một điều trớ trêu hơn là, tuyến mương thi công chỉ vẻn vẹn hơn 1km mà chủ thầu thuê tới 4 tốp xây dựng nên xảy ra trình trạng có đoạn xây cao, có đoạn xây thấp, đoạn đổ bê-tông đoạn không, trông hết sức nham nhở. Người dân sống hai bên đường, kể cả khách qua đường, khi được chứng kiến, đều nhận xét: “Công trình Nhà nước tiêu tốn tiền tỷ mà  còn kém hơn kênh mương nội đồng”.

Một đoạn mương đã hoàn thành.

Còn nhớ cách đây 3 tháng, trên QL1A đoạn đi qua thị trấn Can Lộc, cũng do Cenco4 nâng cấp theo hình thức BOT,  không ít  người dân thị trấn tranh thủ ban đêm hạ bỏ phần hành lang vỉa hè vì nó quá cao so với mặt  đường. Còn bây giờ  đoạn Nam Hà Tĩnh thì ngược lại. 
Người dân đề  nghị chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công xem xét, chỉnh sửa kịp thời, tránh trình trạng “sống chết mặc bay...”.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin.
Vũ Thìn
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top