“Dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu vẫn xong”, câu châm ngôn đó luôn được Đảng bộ, chính quyền xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) vận dụng thấu đáo; đặc biệt trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc tôn trọng dân, coi trọng quyền làm chủ của nhân dân đã và đang được thực hiện rất nghiêm túc ở nơi này.
Một góc nông thôn mới Khánh Trung.
Nằm ở phía Đông huyện Yên Khánh, Khánh Trung có tổng diện tích tự nhiên 966ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 633,1ha. Toàn xã có 21 thôn với 11.964 khẩu; tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm 50%); tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản là 28%, còn lại là dịch vụ thương mại chiếm 22%. Hết năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 29,3 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 6,03%, hộ cận nghèo 7,1%.
Ông Phạm Ngọc Duân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Khi mới triển khai xây dựng nông thôn mới, Khánh Trung chỉ đạt 7/19 tiêu chí, những tiêu chí còn lại đa phần đều cần tới nguồn kinh phí lớn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn, sau hơn 4 xây dựng, chúng tôi đã cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2015. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; quan điểm “dân phải biết, dân được bàn, dân được làm, dân giám sát” được chúng tôi luôn tôn trọng và nghiêm túc thực hiện. Bởi vậy, bà con nhân dân trong xã đã tích cực tham gia hiến kế, hiến công, tự nguyện hiến đất, chung sức cùng chính quyền thi đua xây dựng nông thôn mới. Người dân tích cực tham gia các phong trào xây dựng, chỉnh trang nhà ở, cổng ngõ sạch đẹp, làm đường nông thôn, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa,...
Bằng việc thực hiện nghiêm túc quan điểm trọng dân, trong hơn 4 năm thực hiện (2011-2015), Khánh Trung đã huy động được nguồn kinh phí trên 350 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước là 25%, còn lại là huy động từ các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân địa phương thống nhất đóng góp. Khi sử dụng nguồn kinh phí, Khánh Trung ưu tiên cho việc đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội như: xây dựng cơ sở vật chất cho trường học; bê-tông hóa đường giao thông liên xã, thôn; xây dựng nhà văn hóa trung tâm; cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng...
Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân nên công tác dồn điền đổi thửa của Khánh Trung cũng nhanh chóng hoàn thành. Tới nay, mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa, đồng ruộng rộng rãi, quy hoạch các vùng rõ ràng, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, với quy mô lớn. Bên cạnh đó, để khai thác tốt tiềm năng đất đai, chúng tôi đã chỉ đạo 2 HTX nông nghiệp chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi gắn với quy hoạch vùng sản xuất; chú trọng tìm tòi nhằm mang tới phương thức và cung cách sản xuất mới cho bà con nông dân.
Quả thật, diện mạo nông thôn Khánh Trung hôm nay khá tươi đẹp nhưng sẽ tiếp tục thêm nhiều đổi mới trong thời gian tới bởi Đảng bộ, chính quyền nơi đây đã đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng thu nhập bình quân lên 45 triệu đồng/người vào năm 2020 và luôn nghiêm túc thực hiện phương châm tất cả vì nhân dân, người dân luôn được tôn trọng. Mục tiêu đã rõ, hành động rất cụ thể, ắt thành quả sẽ tới, chúc cho Khánh Trung tiếp tục thành công.
Đình Hợi
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.