Nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu (Hòa Bình), xã Mai Hịch có tới 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái, sinh sống dọc theo suối Xìa và rừng nguyên sinh. Đến với Mai Hịch vào những ngày cuối năm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được đắm mình trước khung cảnh thanh bình, được thả hồn theo những làn mây trắng vấn vít trên những ngọn núi xanh ngắt, xa xa từng làn khói lam vờn bay, huyền ảo hòa quyện bên những nóc nhà sàn. Thời gian gần đây, Mai Hịch được nhắc tới nhiều bởi vẻ đẹp hoang sơ được thiên nhiên ban tặng.
Chèo bè trên dòng suối Xia, xã Mai Hịch (Mai Châu).
Chính vì vậy, Đảng bộ, chính quyền xã Mai Hịch xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn liền với phát triển kinh tế du lịch sinh thái cộng đồng, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.
Trao đổi với phóng viên, ông Vì Văn Uổi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để thực hiện được mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch đã trở thành mục tiêu, kinh tế mũi nhọn của xã, trong đó dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã tạo tiền đề để tiêu thụ sản phẩm nông sản và quảng bá đặc sản của địa phương.
Thời điểm hiện tại, Đảng bộ, chính quyền xã Mai Hịch tập trung chỉ đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa cây - con giống có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khí hậu địa phương vào sản xuất, kết hợp với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, từ đó gây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất. Đến nay, các mô hình đã đi vào hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng rau an toàn, trồng chanh leo ở xóm Hải Sơn, mô hình nuôi bò vỗ béo, ghép nhãn ở xóm Ngõa...
Bên cạnh đó, xã quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch nhằm từng bước nâng cao chất lượng, kèm theo tích cực chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh, bản sắc dân tộc, nét riêng của đồng bào Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các sản phẩm truyền thống được sản xuất thủ công đã đem lại sức hấp dẫn với du khách như: sản phẩm thổ cẩm, đồ lưu niệm bằng mây, tre đan, nông thổ sản… Ngoài ra, các dịch vụ trị liệu, thư giãn, giới thiệu lời ca, điệu múa, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái, kết hợp với các hoạt động khám phá cảnh sắc thiên nhiên như: đi bộ, đạp xe trên các con đường uốn lượn qua những ruộng lúa, chèo bè trên dòng suối Xia, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc…. cùng hệ thống 6 nhà nghỉ du lịch cộng đồng (trong đó có 2 nhà nghỉ được ASEAN trao bằng công nhận nhà nghỉ cụm HOMESTAY) bước đầu đã đáp ứng nhu cầu, đem lại sự hài lòng cho du khách.
Đạp xe trải nghiệm tại xã Mai Hịch (Mai Châu).
Các mô hình, sản phẩm du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực như: sinh thái ở thôn Cha Lang, du lịch cộng đồng ở xóm Hịch 1, xóm Hịch 2. Chỉ tính riêng thu nhập từ du lịch cộng đồng, trong 9 tháng đầu năm 2017, Mai Hịch đã đón 1.673 lượt khách, trong đó khách quốc tế 1.323 lượt, đem lại doanh thu 685 triệu đồng. Thu nhập bình quân năm 2016 ước đạt 18,8 triệu đồng/người, năm 2017 ước đạt 20,85 triệu đồng/người.
Việc thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác giảm nghèo, trong đó phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đang là hướng đi đúng của Mai Hịch. Cùng với sự đầu tư hiệu quả của chính quyền, sự thân thiện mến khách của người dân, Mai Hịch đang là điểm đến, một điểm du lịch xanh mới mẻ.
Kiều Thủy
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.