Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 1 năm 2018 | 9:29

Xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Vô tình vi phạm?

Tiếp tục phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 21 bị cáo khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), chiều 8/1, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

Hợp đồng chưa hoàn thiện sao vẫn ký?

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó TGĐ PVN cho biết, HĐTV của Tập đoàn có Nghị quyết 1409 năm 2011 phê duyệt và uỷ quyền cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng. Nghị quyết do bị cáo Đinh La Thăng ký. Nhiệm vụ của bị cáo là đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ ký kết các hợp đồng.

 

ngay dau xet xu ong dinh la thang va dong pham hinh 1
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN tại tòa. (Ảnh: TTXVN)

“Hợp đồng 33 do đơn vị thành viên của PVN là PVPower ký với PVC, sau này kiểm tra mới thấy không đủ căn cứ pháp lý, đồng thời chưa được HĐTV PVPower phê duyệt, nội dung sơ sài, không có điều khoản chi tiết thực hiện hợp đồng, nhất là liên quan thanh toán, tạm ứng nên hợp đồng này không thể thực hiện được và không có cơ sở để tạm ứng” – bị cáo khai báo và cho biết sau đó khi thành lập Ban Quản lý dự án nhiệt điện Thái Bình 2 thì có yêu cầu rà soát để hoàn thiện, ký lại bằng hợp đồng 4194 thì mới thực hiện được hợp đồng EPC. Cuộc họp công bố quyết định thành lập Ban QLDA Thái Bình 2 do ông Đinh La Thăng chủ trì, có chỉ đạo rà soát ký lại hợp đồng EPC.

Trước câu hỏi của HĐXX rằng bị cáo nhận thức được hợp đồng 33 còn thiếu điều kiện sao khi ký hợp đồng 4194 không điều chỉnh ngay, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh cho biết thời điểm đó chưa thể hoàn thiện được hết các thủ tục nên chỉ hoàn thiện được một phần để tiếp nhận trạng thái của hợp đồng 33.

“Ký hợp đồng 33 do cấp dưới làm nhưng bị cáo cảm thấy ăn năn khi cấp dưới để xảy ra sai sót như vậy mà mình thiếu kiểm tra, giám sát” – bị cáo thừa nhận và khai rằng bị cáo Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực có văn bản uỷ quyền để bị cáo ký hợp đồng 4194.

Theo bị cáo, nội dung và bản chất của hợp đồng 33 thì Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực nắm rõ. Còn PVPower ban đầu chỉ có báo cáo một số nét về thiếu điều kiện, chưa đủ cơ sở để thực hiện tiếp hợp đồng chứ chưa bàn giao hồ sơ nên bị cáo không nắm rõ. Việc ký hợp đồng 4194 là mong muốn hoàn thiện các điều kiện còn thiếu.

“Đủ điều kiện mới được phép làm hay cứ làm đi rồi mới bổ sung sau? Theo bị cáo cái nào đúng pháp luật? Tại sao chưa hoàn thiện mà vẫn ký?” – HĐXX đặt câu hỏi. “Nhận thức chủ quan của bị cáo lúc đó là muốn tiếp quản hợp đồng 33 về để hoàn thiện. Việc ký hợp đồng 4194 như bị cáo trình bày là theo nghị quyết của HĐTV do ông Đinh La Thăng ký” – bị cáo trả lời và cho biết thêm rằng mình không tham gia đàm phán trong giai đoạn trước đó.

Liên quan đến số tiền tạm ứng, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh khẳng định không có chỉ đạo nào về chuyển tiền.

“Vô tình” vi phạm!

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó Tổng GĐ PVN bị cáo buộc biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định nhưng vẫn chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng gần 1.116 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.

 

ngay dau xet xu ong dinh la thang va dong pham hinh 2
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai báo trước tòa.

Khai báo trước toà, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong các cuộc họp giao ban của HĐTV thì bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo tạm ứng. Bị cáo mới về PVN nhận nhiệm vụ trong năm 2011 nên toàn bộ quá trình chuẩn bị dự án, ký kết hợp đồng, chuyển đổi hợp đồng về Tập đoàn thì bị cáo không được tham dự.

Nguyễn Xuân Sơn nói rằng bản thân không nhận thức được hợp đồng 33 không đủ điều kiện thực hiện, mà chỉ nhận thức Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là công trình trọng điểm, được các cơ quan ban ngành thực hiện việc chuẩn bị khảo sát, thiết kế..., được phép chỉ định thầu nên khi chuyển đổi chủ thể về PVN để ký hợp đồng 4194 thì bị cáo nghĩ đúng theo quy định nên không kiểm tra lại các yếu tố cấu thành hợp đồng 33.

“Chỉ khi làm việc với kiểm sát viên cao cấp thì bị cáo mới biết điều kiện tiêu chuẩn của hợp đồng 33 không đủ và mới nhận thức hợp đồng vi phạm và việc mình cấp tiền là có sai sót” – bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trả lời HĐXX và cho rằng trách nhiệm liên quan kiểm tra, giám sát số tiền tạm ứng được thể hiện trong hai văn bản mà bị cáo đã ký.

Trước câu hỏi “theo bị cáo nhận thức thì hai hợp đồng có vấn đề không?”, Nguyễn Xuân Sơn trả lời: “Bị cáo thực hiện tạm ứng không nhận thấy có vấn đề, nhưng khi làm việc với cơ quan điều tra, kiểm sát viên thì mới thấy vi phạm quy định pháp luật. Bị cáo nằm trong “dây chuyền” đó thì có vi phạm nhất định”. Cũng theo bị cáo, người đứng đầu có yếu tố quyết định công việc, quyết là làm nên chỉ đạo của ông Đinh La Thăng là “mệnh lệnh” phải thực hiện và do “bị cáo không biết hợp đồng 33 vi phạm nên vô tình thực hiện”./.

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top