Nghề tái chế thùng phuy tại khu vực chân cầu Mai Lĩnh (phường Đồng Mai, quận Hà Đông) đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trức tiếp đến sức khỏe của người dân và đặc biệt khiến nguồn nước sống Đáy bị báo động.
Ngay tại khu vực chân cầu Mai Lĩnh - nơi người dân vẫn gọi là "xóm thùng phuy" - đã tồn tại hàng chục năm nay, thuộc tổ dân phố 5, phường Đồng Mai. Ngay từ đầu dốc đê tả sông Đáy đi xuống xóm, có rất nhiều xe tải lớn, nhỏ đỗ dọc đường, bên trên xe chất đầy thùng phuy đã qua sử dụng được tập kết về đây. Đi sâu vào xóm, có đến cả nghìn chiếc thùng phuy xếp ngay ngắn dọc đường đi, cao ngất như "núi", trông rất nguy hiểm nếu xảy ra tình trạng đổ, hoặc trượt các thùng phuy từ trên cao xuống, vi phạm đến hành lang giao thông.
Theo các hộ dân sinh sống tại đây, nước thải, chất thải từ các hoạt động tái chế thùng phuy là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng môi trường nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù trời nắng nhưng một số đoạn đường trong "xóm thùng phuy" này luôn trong cảnh nhơm nhớp dầu mỡ, bụi bẩn. Tiếng búa của công nhân đục, đầm phẳng thùng phuy liên tục kêu vang, chát chúa dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Được biết, trước đây có 3 hộ làm nghề tái chế thùng phuy nhưng nay chỉ còn hộ bà Nguyễn Thị Vân, ông Nguyễn Đắc Hiếu. Những thùng phuy sau khi được tập kết về đây sẽ được đục, đầm phẳng thành các tấm tôn sau đó được đem đi tẩy, rửa. Toàn bộ nước thải, chất thải sau ngâm, rửa không được xử lý mà được các hộ xả thẳng xuống sông Đáy, gây ô nhiễm nguồn nước sông Đáy, cũng như môi trường xung quanh.
Theo quan sát của PV, tại khu vực ngâm, rửa của hộ bà Vân có các bể chứa được đậy nắp kín mít, xung quanh khu vực bể chứa và phía sông Đáy đầy rẫy rác thải ô nhiễm, nước thải đặc quánh, màu xanh xả thẳng xuống sông.
Nước thải nguy hại vẫn được các hộ làm nghề tái chế thùng phuy xả thẳng ra sông Đáy từ nhiều năm nay, không bị xử lý
Những hỗn hợp chất cặn bã thải ra từ các thùng phuy hiện diện ở khắp nơi, từ mặt đường, cống rãnh, ruộng rau,... rồi xả thẳng xuống dòng sông Đáy... Đặc biệt, “xóm thùng phuy” không chỉ gây ô nhiễm trên diện rộng, mà còn được mở rộng đến tận phần đất trống ngay trước cổng Nghĩa trang liệt sỹ của phường Đồng Mai, gây mất mỹ quan khu vực cần có sự tôn nghiêm, yên tĩnh.
Thùng phuy cao ngất ngay cổng Nghĩa trang liệt sĩ
Bà Nguyễn Thị Thanh, người dân sống tại phường Đồng Mai, cho biết: “Ngày mưa thì đỡ mùi, nhưng đường lép nhép bùn đất có lẫn dầu mỡ, cũng khổ lắm; còn ngày nắng thì mùi dầu mỡ, mùi chất thải đủ loại khiến cũng tôi không làm sao mà ngửi nổi, lúc nào cũng trong trạng thái nghẹt thở".
Để không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn phường Đồng Mai, cũng như gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sông Đáy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc chấm dứt tình trạng trên./.
Lê Sơn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.