Trong quý III/2017, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát hiện, xử lý gần 28.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm… phạt và tịch thu lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng, khởi tố hàng chục đối tượng. Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh lại thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xử lý gần 28.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm trong quý III/2017
Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, trong quý III/2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 28.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm… phạt và tịch thu lượng hàng hoá trị giá hàng trăm tỷ đồng, khởi tố hàng chục đối tượng.
Trong đó, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 21.250 vụ vi phạm với trị giá hàng hóa ước tính 110,6 tỷ đồng; phạt vi phạm hành chính 99,2 tỷ đồng; bán hàng tịch thu 23,2 tỷ đồng.
Trong quý III/2017, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát hiện, xử lý gần 28.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm
Lực lượng công an đã phát hiện, xử lý 2.285 vụ vi phạm; phạt vi phạm hành chính 7 tỷ 320 triệu đồng; khởi tố 50 vụ/71 đối tượng.
Đáng chú ý, lực lượng Công an đã thu giữ 4 khẩu súng; 91 hộp đạn chì; 47 nòng súng bằng kim loại…
Lực lượng Kiểm soát hải quan đã phát hiện, xử lý 4.227 vụ vi phạm; thu ngân sách nhà nước 69 tỷ 726 triệu đồng; ra quyết định khởi tố 13 vụ án hình sự; chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố: 11 vụ.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện, xử lý 62 vụ vi phạm; thu ngân sách nhà nước trên 10 tỷ 242 triệu đồng; khởi tố 22 vụ/39 đối tượng; bàn giao cho cơ quan chức năng khác xử lý 28 vụ/114 đối tượng
Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành. Tập trung đấu tranh chống buôn lậu đối với các mặt hàng trọng điểm như: xăng dầu, quặng, thuốc lá, đường cát, hàng cấm... tại các địa bàn trọng điểm như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, TPHCM, An Giang, Long An, Tây Ninh...
TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng buôn lậu, gian lận thương mại
Trong Quý III năm 2017, lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý 7.915 vụ vi phạm (trong đó: 722 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 6.984 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 209 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả); thu ngân sách nhà nước trên 892 tỷ 192 triệu đồng khởi tố 13 vụ/11 đối tượng.
Để có được kết quả này, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đao các ngành chức năng tập trung lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Nghệ An: Bắt giữ hơn 500 sản phẩm không rõ nguồn gốc
Ngày 5/10, Đội Quản lý thị trường số 10 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An) đã tiến hành kiểm tra tại khu vực chợ đầu mối thuộc khối 10, (Vinh Tân, TP. Vinh), phát hiện, bắt giữ hơn 500 sản phẩm dưỡng tóc gồm: 240 lọ tinh dầu chải tóc, 288 hộp sáp chải tóc do ông Đinh Tiên Hoàng là chủ không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đội Quản lý thị trường số 10 đang kiểm tra 2 thùng catton chứa hàng lậu.
Đội Quản lý thị trường số 10 đã lập biên bản tịch thu tang vật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Phát hiện kho hàng lậu số lượng lớn tại Bình Dương
Cũng trong ngày 5/10, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với PC46 Công an tỉnh này kiểm tra một kho hàng thuộc phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, (Bình Dương) do ông Bùi Văn Trọng làm chủ.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện kho hàng đang tàng trữ một lượng lớn hàng hóa do nước ngoài sản xuất, gồm: 4.150 máy sấy tóc, 450 cái đèn pin sạc, 4.176 đồng hồ báo thức, 4.516 đồ chơi trẻ em, 400 cái ổ cắm điện, 4.320 chiếc ô (dù) cùng một số hàng hóa khác.
Tất cả hàng hóa nói trên đều không có nhãn phụ, hàng hóa là đồ chơi trẻ em không có gắn dấu hợp quy. Chủ hàng thừa nhận, số hàng trên được mua trôi nổi có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa và tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.
Hoàng Văn (tổng hợp)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.